Quốc gia đầu tiên ở châu Âu trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng ruble
Theo các phương tiện truyền thông, Ngân hàng Vatican đã thanh toán mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.
Cụ thể, Vatican đã mua ruble từ Ngân hàng Trung ương Nga với số tiền tương đương 10 triệu euro.
Theo các nguồn tin, Vatican đã hoàn thành tất cả các bước cần thiết có trong phương thức mua khí đốt bằng đồng ruble.
Được biết, phương pháp mua bán các nguồn năng lượng bằng đồng tiền của Nga trước đây đã được chỉ định bởi chính phủ Nga.
Quốc gia đầu tiên ở châu Âu trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng ruble. (Ảnh: Global Look Press) |
Trước đó, hôm 29/3, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, các quốc gia thành viên EU sẽ không thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng ruble, bác bỏ thời hạn chuyển đổi cơ chế thanh toán vào ngày 31/3 của Moscow.
Thông báo này được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết, Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) từ chối thanh toán khí đốt Nga bằng đồng ruble.
Điều gì sẽ xảy ra khi các công ty dịch vụ dầu mỏ ngừng đầu tư vào Nga?
Bốn trong số các công ty dịch vụ mỏ dầu lớn nhất thế giới đã thông báo chấm dứt các khoản đầu tư vào Nga do hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Hôm 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu các quốc gia không thân thiện, vốn đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow, phải trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.
Tổng thống Putin đã ủy quyền các quan chức chính phủ, Ngân hàng Trung ương Nga và ngân hàng Gazprombank thực hiện các bước cần thiết để chuyển tất cả các khoản thanh toán khí đốt tự nhiên của Nga từ các quốc gia không thân thiện sang đồng ruble bắt đầu từ ngày 31/3.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 29/3 cho hay, Nga sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí cho thị trường châu Âu, và đồng euro và USD sẽ không được chấp nhận kể từ ngày 31/3.
Hiện khí đốt từ Nga chiếm khoảng 40% tổng lượng tiêu thụ ở châu Âu. Nhà xuất khẩu chính của Nga, tập đoàn Gazprom, có hơn 40 thỏa thuận dài hạn với các đối tác châu Âu.
Giới quan sát cho rằng các khoản thanh toán bằng đồng ruble sẽ nâng đỡ đồng nội tệ của Nga, vốn đã giảm mạnh kể từ khi căng thẳng với Ukraine trở thành xung đột quân sự vào ngày 24/2. Chỉ riêng trong ngày 23/3, bài phát biểu của ông Putin đã giúp đồng ruble tăng tới 9% so với đồng USD.
Trong khi đó, các nhà phân tích cho biết các nước vẫn có thể thanh toán bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Vì các lệnh này vốn không ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung dầu và khí đốt mà nhắm vào các ngân hàng có thể tham gia vào các giao dịch bằng đồng ruble.
Thanh Bình (lược dịch)
Giới nhà giàu Nga đang đổ tiền đầu tư vào đâu để né lệnh trừng phạt?
Nhằm né tránh tác động của lệnh trừng phạt, nhiều công dân Nga giàu có đổ tiền vào các khu bất động sản ở Thổ Nhĩ Kỳ và UAE để đầu tư an toàn.
Tình hình Nga-Ukraine: Châu Âu tiếp tục có những hành động 'mạnh tay' với Nga
Trong cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp, Đức và Italy, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói rằng, “Nga đang cố gắng buộc Ukraine và các đồng minh phải đầu hàng”.