Quan hệ Nga – NATO lại “căng như dây đàn” sau hội đàm

Ngày 20/4, Hội đồng NATO - Nga có cuộc hội đàm tại Brussels (Bỉ) nhằm bàn về tình hình Ukraine, Afghanistan và bàn cách tránh các sự cố quân sự giữa hai bên có nguy cơ dẫn tới chiến tranh.

Tuy nhiên, cuộc gặp đã không thể giúp giải quyết các bất đồng sâu sắc và dai dẳng giữa NATO và Nga.

Quan hệ Nga – NATO lại “căng như dây đàn” sau hội đàm - ảnh 1

Tổng Thư ký NATO Jeans Stoltenberg.

Theo ông Jens Stoltenberg – Tổng thư ký NATO, tại cuộc hội đàm, các thành viên NATO một lần nữa khẳng định quan điểm của NATO là ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, không công nhận Nga sáp nhập Crimea.

“Sau những cải cách đầy tham vọng của ông Anatoly Serdyukov – Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga, hiện lực lượng binh lính Nga quá đủ để tiến hành đồng thời 3 hoạt động quân sự lớn”.

Đó là kết luận của một Trung tâm phân tích có uy tín của Mỹ trong báo cáo về sự “yếu kém” của NATO ở châu Âu và sức mạnh quân sự khổng lồ của Nga. Vậy mục đích những báo cáo tương tự gây ra nỗi “hoảng sợ” cho phương Tây trước mối đe dọa bí mật từ Nga là gì?

Trung tâm phân tích Atlantic Council (AC) của Mỹ liên kết với NATO, Bộ Ngoại giao và tình báo Mỹ đưa ra một báo cáo với nội dung: với tình trạng hiện nay của mình các lực lượng NATO dường như không thể bảo vệ khu vực biên giới phía Đông của EU khi đối mặt với tính hiếu chiến ngày càng tăng của Nga.

Theo tin từ BBC báo cáo này có sự tham gia của những nhân vật chính trị và quân sự tầm cỡ, như cựu Tổng thư ký NATO Jaap de Hoop Scheffer, tướng Anh Richard Shirreff và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Italia Giampaolo Di Paola.

"Mối đe dọa từ Nga" tại các nước vùng Baltic

Được biết ngay trước khi báo cáo này được công bố, tờ Financial Times đã trích dẫn liên tục nội dung báo cáo này dựa trên các nguồn tin của truyền thông các nước Baltic, trong số đó có cổng thông tin điện tử bằng tiếng Nga Delfi.

Sau khi công bố, báo cáo cho thấy các tác giả đều coi khu vực Baltic bị đe dọa lớn. “Các chuyên gia đề cập tới những kịch bản mà trong đó Nga đang lôi kéo các nước vùng Baltic thuộc Liên Xô cũ” – BBC thông báo.

“Theo những tính toán chưa phải là khả quan nhất, sau 10 năm gia tăng chi tiêu quốc phòng và tiến hành cải cách quân sự sâu rộng của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov, hiện tại lực lượng vũ trang Nga có đủ số lượng lính nghĩa vụ (không bao gồm quân dự bị) để có thể tiến hành đồng thời 3 hoạt động quân sự lớn, là: tấn công các nước Baltic, can thiệp quân sự tại Ba Lan và bao vây quân đội chính phủ ở miền Đông Ukraine” – báo cáo từ Atlantic Council cho biết.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2013 – 2015, Moscow tích cực gia tăng sức mạnh quân sự tại quan khu miền Tây (phía Tây đất nước). “Được biết vào tháng 1/2016, Nga thành lập 3 sư đoàn quân sự mới và thêm một đơn vị xe tăng mới tại quân khu miền Tây” – BBC trích báo cáo.

Hãng truyền thông Anh còn trích dẫn một nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ, trong đó nói rằng các nước vùng Baltic có thể bị Nga chiếm giữ trong vòng chưa đầy 3 ngày, ngay cả trường hợp NATO triển khai một lữ đoàn quân sự tại đây.

Ngoài ra, các chuyên gia phân tích của Tập đoàn RAND (Mỹ) cũng đưa ra kết luận rằng với tình hình hiện tại lực lượng vũ trang Nga có thể kiểm soát các thành phố Tallinn và Riga trong vòng chưa đầy 60 tiếng đồng hồ, gây ra thất bại thảm hại cho lực lượng quân sự của liên minh NATO ở khu vực này.

Quan hệ Nga – NATO lại “căng như dây đàn” sau hội đàm - ảnh 2

Quan hệ Nga - NATO vẫn không được cải thiện sau hội đàm.

Điểm yếu chết người

Về phần mình, tờ Financial Times còn gây hoang mang cho dư luận khi nói rằng báo cáo của Atlantic Council đã phóng đại việc NATO không sằn sàng đáp trả lại những tham vọng mạnh mẽ từ phía Nga.

Thực tế là trong 3 năm qua lực lượng này (NATO) không hề di chuyển về phía trước: các lực lượng vũ trang của những quốc gia thành viên then chốt thuộc NATO vẫn đang trong giai đoạn “thiếu kinh phí mãn tính” và gặp những vấn đề về kỹ thuật phương tiện chiến đấu đáng kể.

“Ví dụ như, trong quân đội Đức hiện chỉ có 10 trong số 31 chiếc trực thăng Tiger được sử dụng và chỉ còn 208 trong số 406 đơn vị xe chiến đấu bộ binh Marder đang hoạt động” - cổng thông tin điện tử Delfi của Litva trích dẫn báo cáo AC.

“Vị trí kinh tế, địa lý cùng những ảnh hưởng của Đức trong nền chính trị châu Âu đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của chính quyền nước này trong lĩnh vực quốc phòng” – các chuyên gia AC đưa ra lời khuyên đối với Berlin.

Báo cáo còn chỉ trích các chính trị gia Đức nói riêng và châu Âu nói chung đã phản đối việc phân bổ nguồn ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng.

Một trong những tác giả của báo cáo AC – tướng Anh Shirreff phàn nàn rằng, tình trạng quân đội của Anh cũng không hơn gì Đức. “Việc triển khai một lữ đoàn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ vô cùng khó khăn”.

Trước khi diễn ra các cuộc tập trận ở châu Âu vào năm ngoái, một lượng xe tăng của Canada đã được cung cấp cho quân đội Anh “vì tình trạng phụ tùng thay thế và bảo dưỡng các thiết bị quân sự của Anh hoàn toàn kiệt quệ”.

Các chuyên gia AC càng gây hoang mang khi tổng hợp dữ liệu dữ liệu cho biết, khoảng1/4 quốc gia thành viên NATO không có lực lượng không quân mạnh; 30% quốc gia không có hạm đội Hải quân hoặc lực lượng hạm đội quá nhỏ (dưới 600 người); hơn một nửa quốc gia thành viên NATO có lực lượng binh sĩ không vượt quá 20.000 người.

Đồng thời theo số liệu tổng hợp tháng 3/2016 từ Trung tâm phân tích European Leadership Network của London “Nga không định ngừng công cuộc tái vũ trang tại các khu vực lân cận biên giới NATO”.

Bảo vệ biên giới NATO không thể thiếu Mỹ

Báo cáo đưa ra kết luận rất đơn giản: Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO cần “tập trung mọi sức lực để triển khai lực lượng quân sự của Mỹ và các thành viên phương Tây để ngăn chặn những bước đi nguy hiểm của Nga”.

Báo cáo của AC cũng nhắc lại rằng Tổng thổng Mỹ Barack Obama đã công bố kế hoạch triển khai thiết bị, vũ khí quân sự tại Trung và Đông Âu với số lượng đủ để trang bị cho một lữ đoàn thiết giáp dự kiến sẽ đóng quân cố định ở khu vực này.

Các tác giả AC tin rằng, khu vực này cần một lực lượng quân sự lâu dài chứ không phải tạm thời. “Song song với hoạt động của lực lượng không quân thì các hoạt động răn đe (ngăn chặn) có hiệu quả cần thiết hơn những cuộc tập trận quân sự đơn giản.

Nói đúng hơn là cần sự hiện diện lâu dài của một lực lượng quân sự NATO để loại trừ khả năng Nga tấn công thần tốc tại đây. Trong trường hợp đó, Moscow có thể giành chiến thắng trước cả khi lực lượng dự trữ của NATO kịp có mặt” – báo cáo viết.

Những nỗ lực vận động hành lang

Chuyên gia thuộc Hiệp hội các nhà khoa học chính trị quân sự, phó giáo sư bộ môn khoa học chính trị và xã hội học thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov Perendzhiev Alexander khẳng định rằng, những báo cáo như thế này nhằm mục tiêu tác động tới dư luận.

Trong trường hợp này có thể nhìn thấy 2 mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu đầu tiên là đảm bảo nguồn tài chính cho NATO để nó không giảm xuống mức tối thiểu, và tình huống tích cực nhất là nguồn tài chính có thể được tăng lên.

“Tác giả của báo cáo này giống như những nhà vận động hành lang chính trị cho vấn đề tài chính (đang tồn tại) của NATO. Hiện NATO đang đứng trước mối lo ngại nghiêm trọng đó là nguy cơ tổ chức này bị giảm vai trò, thậm chí là bị xóa bỏ.

Gần đây có thông tin về việc Liên minh châu Âu (EU) thành lập một lực lượng quân sự mới. Có nghĩa rằng, lực lượng của EU sẽ là đối thủ cạnh tranh của NATO và ở mức độ nào đó nó không khác gì mồ chôn cho liên minh này.

Lực lượng của EU sẽ mang tới quyền tự chủ lớn cho châu Âu trong việc đảm bảo an ninh khu vực. Vì hiện tại EU coi NATO là một lực lượng được thuê ngoài” – ông Perendzhiev phát biểu trên tờ Quan điểm của Nga.

Việc chú trọng tới một lực lượng thường trú của NATO tại Đông Âu cũng không phải là ngẫu nhiên. Nhóm các quốc gia Đông Âu là thành viên NATO liên tục yêu cầu tổ chức này hỗ trợ họ hiện đai hóa vũ khí, thiết bị quân sự.

“Đến nay tư cách thành viên của họ (các nước Đông Âu) trong khối NATO thể hiện ở chỗ họ gánh những khoản chi phí cho chính NATO nhiều hơn những gì họ được giúp” – chuyên gia Nga nhận định.

Quan hệ Nga – NATO lại “căng như dây đàn” sau hội đàm - ảnh 3

Siêu tăng T-14 Armata

 “Sức mạnh của xe bọc thép và tên lửa Nga gây ấn tượng cho NATO”

Nhận xét về kết luận của báo cáo cho rằng NATO không có khả năng bảo vệ khu vực biên giới phía Đông của Châu Âu, phó giáo sư Perendzhiev cho biết, trong quá trình cải cách lực lượng quân sự của các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw cũ  đã bị giảm nhiều, đặc biệt là các đơn vị thiết giáp và không quân.

Học thuyết quân sự của Hungary cũng nêu rõ, quân đội nước này cần phải đủ khả năng đẩy lùi bước tấn công đầu tiên của kẻ thù tiềm năng trước khi lực lượng NATO kịp tiếp ứng.

"Rõ ràng, các nhà phân tích kết luận rằng lực lượng NATO sẽ không thể đứng vững trước đòn tấn công thần tốc đầu tiên của Nga. Thậm chí, ngay cả khi lực lượng cơ bản của khối này xuất hiện thì họ cũng sẽ bại trận trước Moscow. Sức mạnh tên lửa, các đơn vị tăng thiết giáp cùng pháo phản lực Grad của Nga làm NATO lạnh gáy” – chuyên gia Nga tiếp tục.

Sự phát triển của lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga làm gia tăng mạnh mẽ khả năng tấn công của quốc gia này. Tất cả đều gây ấn tượng mạnh tới các thành viên NATO và đâu đó trong họ xuất hiện nỗi lo sợ rằng, chiến lược mà họ bắt đầu áp dụng từ sau những năm 90 thế kỷ trước hiện đã không còn hiệu quả.

“Rõ ràng NATO là một liên minh có sức mạnh khổng lồ nhưng lại không thể áp chế được cường quốc nào đó trong khu vực. Vì vậy báo cáo này mặc dù nói về vấn đề bảo vệ sự tồn tại của NATO nhưng lại tồn tại một sự thật đằng sau nó”- Nhà chính trị Nga kết luận.

“Sự chia sẻ thông tin thuần túy”

Về phần mình, ông Konstantin Sivkov – Phó chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị Nga lại gọi báo cáo của AC đơn thuần chỉ là sự tuyên truyền, vì NATO “vượt trội đáng kể so với Nga về thành phần chiến đấu, số lượng binh sĩ và trang thiết bị kỹ thuật”.

“Đây hoàn toàn là sự chia sẻ thông tin nhằm hai mục tiêu: kêu gọi bổ sung nguồn tài chính cho nhu cầu quân sự của các nước thành viên NATO và hướng các quốc gia Tây Âu tới ý nghĩ coi Nga là kẻ thù. Để đối phó với kẻ thù này thì NATO cần chuẩn bị sức mạnh quân sự lớn” – ông Sivkov phát biểu trên tờ Quan điểm (Nga).

Đề cập tới những ví dụ cụ thể chứng minh sự bất lực của NATO, như việc chuyển các xe bọc thép từ Canada vào Châu Âu để thực hiện các cuộc tập trận, ông Sivkov giải thích rằng,đây không phải là biện pháp cần thiết do thiếu phụ tùng, trang thiết bị thay thế mà là hành động di chuyển lực lượng từ thềm lục địa Bắc Mỹ sang lãnh thổ châu Âu.

“Như việc người Mỹ đang triển khai các chiến đấu cơ tới châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ không có nghĩa những quốc gia này thiếu phụ tùng, thiết bị quân sự thay thế, mà vì ở đó đang diễn ra các cuộc xung đột” – nhà chính trị kết luận.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.

Đức Dũng (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !