Nord Stream 2 trở thành trung tâm của cuộc đối đầu giữa Mỹ và Đức

Tờ Süddeutsche Zeitung của Đức viết, những km cuối cùng của đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2) đã trở thành trung tâm của cuộc đối đầu giữa Berlin và Washington.

Động thái của các bên liên quan trước ‘sức ép’ của Mỹ đối với Nord Stream 2

Động thái của các bên liên quan trước ‘sức ép’ của Mỹ đối với Nord Stream 2

RIA đưa tin, các doanh nhân Đức kêu gọi chính phủ và Ủy ban châu Âu (EC) trả lời thư của các thượng nghị sĩ Mỹ đe dọa “phá hủy tài chính” cảng ở thành phố Sassnitz của Đức vì “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2).

Theo đó, những lời đe dọa của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đối với các công ty châu Âu đã khiến các chính trị gia Đức tức giận, những người kêu gọi bảo vệ công ty của họ khỏi các biện pháp theo kiểu “Miền Tây hoang dã” được đưa ra, và thậm chí đã tuyên bố đây là cuộc chiến tranh kinh tế khi Mỹ can thiệp mạnh mẽ vào công việc nội bộ của châu Âu.

Trước đó, hôm 6/8, tờ Handelsblatt của Đức đưa tin, ba thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa của Mỹ đã ký tên trong một bức thư chung gửi tới công ty cầu cảng Sassnitz của Đức, để cảnh báo về những hậu quả nếu công ty này hỗ trợ dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” chuyển khí đốt trực tiếp từ Nga tới Đức.

{keywords}
Cảng Murkan là trung tâm hậu cần phục vụ công tác xây dựng tuyến đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2”. (Ảnh: Reuters)

Các thành viên Thượng viện do thượng nghị sĩ Ted Cruz đứng đầu bao gồm hai thượng nghị sĩ khác là Tom Cotton và Ron Johnson cảnh báo công ty Sassnitz, có trụ sở tại bang Mecklenburg-Vorpommern (Đức), về những hậu quả nghiêm trọng liên quan vai trò của công ty này trong việc hoàn thiện hệ thống đường ống “Dòng chảy phương Bắc 2”.

Cảnh báo nêu rõ, nếu hỗ trợ việc lắp đặt đường ống, Sassnitz sẽ bị cắt đứt quan hệ thương mại và tài chính với Mỹ. Do vậy, công ty Sassnitz và cảng Mukran ở đảo Rügen cần phải chấm dứt ngay việc hỗ trợ cho dự án vốn bị chính quyền Tổng thống Donald Trump phản đối lâu nay.

“Sẽ không có lòng thương xót, ba thượng nghị sĩ Mỹ nêu rõ điều này trong lá thư của gửi ban quản lý cảng Sassnitz. Không có ngoại lệ trong một dấu hiệu của thiện chí: cảng trên đảo Rügen của Đức đang mạo hiểm “sự sống còn về tài chính” của mình”, Süddeutsche Zeitung viết.

Tờ báo của Đức nhận định, tình hình xung đột xung quanh “Dòng chảy phương Bắc 2” ngày càng gia tăng dẫn tới vụ việc đang bắt đầu có chiều hướng nghiêm trọng hơn. Mỹ đã cố gắng ngăn chặn dự án từ năm 2017. Quan điểm của Washington như đã nêu trong thông điệp của các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, họ coi đường ống dẫn khí đốt là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh năng lượng của châu Âu và an ninh quốc gia của Mỹ”. Các biện pháp trừng phạt đối với dự án đã có hiệu lực.

“Công ty Allseas của Hà Lan có trụ sở chính tại Thụy Sĩ ngay trước Giáng sinh năm 2019 đã rút các tàu đặt ống khỏi Biển Baltic do đe dọa trừng phạt của Mỹ. Sau đó, Nga đã cử các tàu mới Akademik Chersky và Fortuna để đặt đường ống. Trong hai tháng qua, Akademik Chersky đã thả neo ở cảng Mukran và Fortuna chuyển từ đó đến cảng Rostock của Đức vào đầu tháng Bảy. Chính những con tàu này là mục tiêu mà các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đang nhắm tới với những lời đe dọa”, Süddeutsche Zeitung cho biết.

Theo Süddeutsche Zeitung, phía Mỹ đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty cung cấp và bảo dưỡng các tàu này hoặc tham gia vào quá trình đặt đường ống dẫn khí đốt. Các cơ quan và nhân viên cảng của Đức sẽ không thể nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Toàn bộ tài sản của công ty có thể bị đóng băng, bao gồm tất cả các giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống tài chính Mỹ.

Các công ty Mỹ sau đó sẽ không xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng của Đức, cũng như không bảo hiểm cho những con tàu làm điều đó. “Bạn sẽ phá hủy tài sản của các cổ đông và bạn chắc chắn sẽ nhận được yêu cầu từ các cổ đông cho hàng tỉ USD chi phí bồi thường”, các thượng nghị sĩ Mỹ đe dọa.

Tuy nhiên, cảng này không thuộc sở hữu tư nhân, nó thuộc sở hữu 90% của thành phố Sassnitz và 10% của bang Mecklenburg-Vorpommern. Bộ Kinh tế Đức ngay lập tức kiên quyết phản đối bất kỳ hình thức trừng phạt ngoài lãnh thổ nào vi phạm luật pháp quốc tế: “Đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra như hiện nay, đây không phải là lúc để quay vòng xoáy xung đột và đe dọa bằng các biện pháp trừng phạt”.

{keywords}
Việc xây dựng tuyến đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2” đã bước vào giai đoạn cuối và sắp hoàn thành. (Ảnh: RIA)

Lời tuyên chiến kinh tế

Thành viên của đảng Xanh và là thành viên của Ủy ban đối ngoại tại Quốc hội Liên bang Đức Jürgen Trittin đã gọi những lời đe dọa của các thượng nghị sĩ Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với chính quyền cảng ở thành phố Sassnitz về dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” là “lời tuyên chiến kinh tế”.

“Sự can thiệp vào chủ quyền của Đức và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt đến mức độ quyết liệt chưa từng có và điều này không thể không bị đáp trả. Các công ty tham gia vào dự án này cần được bảo vệ khỏi các biện pháp theo kiểu “Miền Tây hoang dã” của Washington”, ông Trittin nói.

Ngoài ra, ông Trittin kêu gọi Đức và EU đưa ra phản ứng dứt khoát đối với các bước đi từ phía Mỹ, có thể dùng các biện pháp trừng phạt đối với khí đá phiến của Mỹ. Ông Trittin lưu ý rằng Sassnitz nằm ở khu vực bầu cử của Thủ tướng Angela Merkel, đồng thời đặt câu hỏi làm thế nào bà Merkel có thể giải thích “việc tiếp tục án binh bất động” của mình với các nhân viên cảng.

“Do đó, tranh chấp về những km cuối cùng của đường ống khí đốt này đã biến thành một cuộc chiến giằng co giữa Berlin và Washington và sẽ không thể khoan nhượng với tình hình ngày càng trầm trọng hơn đối với Nord Stream 2”, tờ báo Đức viết. Trong số 2.360 km đường ống chỉ có 160 km còn lại chưa được đặt, chủ yếu dọc theo đảo Bornholm của Đan Mạch.

Gần đây, các bộ trưởng Mỹ đã tổ chức hai hội nghị trực tuyến với các nhà thầu tham gia thi công đường ống dẫn khí từ Đức và các nước châu Âu khác, để thẳng thắn “chỉ ra những hậu quả sâu xa của việc tham gia dự án”. Trong những hội nghị này có đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.

Süddeutsche Zeitung nhấn mạnh, hiện tại, khoảng 120 công ty từ khắp châu Âu đang tham gia vào dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”. Dự án trị giá 11 tỉ USD, một nửa do Tập đoàn Gazprom của Nga tài trợ và nửa còn lại chia đều cho 5 công ty châu Âu (OMV, Wintershall Dea, Engie, Uniper và Shell). Dự kiến tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên được vận chuyển từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức.

Trước đó, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết, lời đe dọa của Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt với dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt của Nga tới Đức là nhằm tạo sức ép với hoạt động thương mại của châu Âu, đồng thời cũng là hành động cạnh tranh không công bằng.

“Hành động trên sẽ kéo theo những hậu quả tiêu cực và là sức ép quá đáng với hoạt động thương mại của châu Âu mà các công ty Nga cũng tham gia”, cũng như “tiếp tục cuộc cạnh tranh không công bằng nhằm buộc châu Âu mua khí đốt đắt hơn với những điều khoản ít có lợi hơn”, ông Peskov nói.

Thanh Bình (lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !