Nhà nước Hồi giáo IS quy mô và tàn bạo tới đâu?

Kiểm soát vùng lãnh thổ tương đương nước Anh giữa lòng Trung Đông, với tiềm lực tài chính, quân sự hùng mạnh và triết lý hành xử cực đoan tàn bạo, IS là tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất trong lịch sử.

Quy mô khó lường

Cho đến nay, không một ai biết chính xác về quy mô của Nhà nước Hồi giáo IS. Theo một ước tính của CIA – Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ, lực lượng Nhà nước Hồi giáo có thể có từ 20.000 đến 31.500 quân trên khắp Iraq và Syria.

Nhà nước Hồi giáo IS quy mô và tàn bạo tới đâu? - ảnh 1

Quy mô của lực lượng Nhà nước Hồi giáo thực sự khó lường.

“Con số này phản ánh sự gia tăng nhanh chóng trong tuyển chọn binh lính của IS kể từ tháng Sáu sau hàng loạt chiến thắng, tuyên bố của người lãnh đạo kế nhiệm của IS, sự tăng cường hoạt động chiến trường và tình báo”, phát ngôn viên CIA Ryan Trapani cho biết trong một tuyên bố.

Trong khi đó, trong một bài báo được xuất bản ngày 14/9 của CNN, phỏng vấn một nhân chứng từng được sống cùng lực lượng IS trong suốt một tuần cho biết, họ đã tuyển dụng quân lính ở mọi quốc gia trên khắp thế giới.

"Có rất nhiều quốc gia", Al-Tamimi cho biết, "Từ Na Uy, từ Mỹ, Canada, Somalia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Turkmenistan, Tajikistan, Uzbekistan, Ai Cập, Libya, Tunisia, Lebanon và các nước châu Âu khác như Đức và Pháp".

Phía CIA thì tính toán có khoảng 2.000 người có quốc tịch phương Tây đã tới Syria, và chưa biết rõ họ đã tham gia vào Nhà nước Hồi giáo hay các tổ chức đối lập với chính phủ Syria. CIA cũng khẳng định, các chiến binh IS có thể đã đến từ hơn 80 quốc gia trên thế giới.  

IS chiêu mộ hàng nghìn chiến binh phương Tây nhằm để đào tạo và sẵn sàng trở về nước thực hiện các cuộc tấn công khủng bố mà chúng lên kế hoạch. Bằng việc tẩy não những chiến binh này, nhồi sọ họ rằng quốc gia quê hương của họ là những mục tiêu tấn công cần thực hiện, từ đó họ sẵn lòng nghe theo mọi kế hoạch tấn công phương Tây mà IS nhắm tới.

Nhà nước Hồi giáo IS quy mô và tàn bạo tới đâu? - ảnh 2

Vụ hành quyết nhà báo James Foley của IS đã khiến cả thế giới bàng hoàng.

Minh chứng cụ thể cho cách thức tàn độc này chính là việc IS chọn kẻ hành quyết nhà báo James Foley là một người có quốc tịch châu Âu. Theo một khảo sát độc lập được thực hiện tại Mỹ, sau 2 vụ hành quyết các nhà báo, 90% người Mỹ tin rằng Nhà nước Hồi giáo đang đe dọa trực tiếp tới lợi ích sống còn của họ.

Còn nhớ, vào trung tuần tháng Sáu, IS dưới cái tên Nhà nước Hồi giáo và vùng cận đông đã tiến hành chiến dịch chiếm đóng các vùng phía bắc Iraq. Trong quá trình đó, IS đã cho công bố những bức ảnh tiến hành xử bắn tập thể hàng trăm binh lính quân đội Iraq. Con số thậm chí được báo chí phương Tây dự đoán có thể còn lên đến hàng nghìn người. Vụ thảm sát cho thấy mức độ man rợ và tàn bạo của tổ chức khủng bố đáng sợ nhất thế giới này.
Nhà nước Hồi giáo IS quy mô và tàn bạo tới đâu? - ảnh 3
Hình ảnh phiên tử hình các binh sĩ an ninh Iraq do ISIS đăng tải.

Xây dựng một nhà nước cực đoan giữa lòng Trung Đông

Thành phố Raqqa, miền bắc Iraq giờ ko còn dấu hiệu nào của một thành phố thanh bình như trước đây nữa mà đã trở thành căn cứ địa của lực lượng Nhà nước Hồi giáo.

Tại chính thành phố này, IS bắt đầu áp đặt cách cai trị tàn bạo: hành hình, tra tấn bất cứ ai mà chúng cho là xúc phạm tới chúa, đánh đập những người phụ nữ ko choàng khăn kín người. Những cảnh tàn bạo ấy giờ đây đã lan ra không chỉ ở Iraq mà vượt qua cả biên giới của Syria.

IS kiểm soát mọi thể chế và dịch vụ công ở thành phố Raqqa: cung cấp điện nước, kiểm soát giao thông, trả lương cho công dân viên chức.

Mục tiêu chính và chủ đạo của IS là nhằm thành lập một nhà nước Hồi giáo bao trùm lên toàn bộ thế giới Ả Rập và sau đó xâm nhập sang các quốc gia khác. 
Nhà nước Hồi giáo IS quy mô và tàn bạo tới đâu? - ảnh 4

Trong đoạn phỏng vấn một cậu bé người Iraq do lực lượng Nhà nước Hồi giáo đào tạo của Vice News được đăng tải trên Youtube, cậu bé này nói: "Tôi muốn gia nhập ISIS và sẽ cùng họ giết người. Bởi những người họ giết là những kẻ ngoại đạo và vô đạo". Ảnh chụp màn hình.

IS cũng đầu độc những đứa trẻ bằng cách nhồi vào đầu chúng những tư tưởng cực đoan, xem phương Tây là kẻ thù và dạy cho chúng cách tấn công họ, cách biểu hiện lòng căm thù, sẵn lòng giết chết bất cứ ai đến từ Mỹ hay châu Âu. Chương trình giáo dục tại Raqqa bị thay đổi, IS cấm dạy triết học, âm nhạc và thể thao vì cho rằng chúng là báng bổ.

Phóng sự của Vice News về cách mà IS đầu độc những đứa trẻ ở Iraq.

Tiềm lực tài chính giàu có đến không ngờ

Để có thể tiến hành một công cuộc xây dựng bài bản như vậy, lực lượng Nhà nước Hồi giáo thực sự có một tiềm lực tài chính giàu có mà không bất kỳ tổ chức khủng bố nào trước đây từng có được.

Nhà nước Hồi giáo IS quy mô và tàn bạo tới đâu? - ảnh 5

Dầu mỏ - nguồn thu dồi dào có thể giúp IS tồn tại trong một thời gian dài vô hạn.

Một bài báo cách đây không lâu của The Independent từng bình luận, IS thực sở hữu một mạng lưới các nhà máy dầu ở bắc Iraq và Syria có tổng giá trị lên đến hơn 2 tỷ USD. Cụ thể, Nhà nước Hồi giáo kiểm soát một khu vực lãnh thổ rộng lớn giàu tài nguyên, gồm 7 mỏ dầu và hai nhà máy lọc dầu ở bắc Iraq, nắm giữ 6 trong số 10 mỏ dầu ở đông Syria. Và mạng lưới nhà máy này là nguồn thu chính và ổn định nhất của IS để chúng tiến hành các chiến dịch khủng bố. 

Tại Iraq, sản lượng dầu của phiến quân ở khoảng 800.000 thùng mỗi ngày, nhưng đó mới chỉ là một nửa so với nguồn tài nguyên chưa khai thác. Ước tính riêng tại Iraq, IS mỗi ngày kiếm được khoảng 2 triệu USD. Ở Syria, IS có thể kiếm gấp đôi hoặc gấp ba con số này. Khách hàng mua dầu chính của IS bao gồm khu vực người Kurd tự trị ở các quốc gia như Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.

Nguồn thu thứ hai của IS chính là tiền chuộc các con tin. Dù chính phủ các quốc gia có con tin bị bắt không có chính sách trả tiền chuộc thì thân nhân của họ đã tự nguyện làm việc này nhằm cứu người của họ trở về. Theo hãng tin Bloomberg, IS có thể thu được khoảng 10 triệu USD tiền chuộc con tin trong nhiều năm lại đây.

Nguồn thu đáng kể nữa của IS là bán các cổ vật chúng tìm được trên lãnh thổ chiếm giữ trái phép. Một quan chức tình báo chia sẻ trên tờ The Guardian rằng IS kiếm được 36 triệu USD từ al-Nabuk, một khu vực đồi núi phía tây Damascus, Syria nơi lưu trữ các cổ vật có niên đại lên đến 8.000 năm. Bằng cách này, IS cũng là một trong những tổ chức tàn phá cái nôi văn minh loài người khủng khiếp nhất.

IS cũng thu thuế của người dân trong vùng lãnh thổ mà chúng kiểm soát. IS cũng nhận tiền tài trợ từ các quốc gia vùng Vịnh, những quốc gia này ghét phương Tây và sẵn lòng tặng cho lực lượng chống đối phương Tây những khoản tiền khổng lồ.

Matthew Levitt, một cựu quan chức chống khủng bố của Bộ Tài chính Mỹ kiêm tình báo tài chính nói, hiện là giám đốc chương trình tình báo và chống khủng bố tại Viện Chính sách Cận Đông Washington. Theo nhận định của ông, thì "Nhà nước Hồi giáo tự xưng có thể là tổ chức khủng bố giàu có nhất mà chúng ta từng biết đến". Theo Levitt, IS không tích hợp với hệ thống tài chính quốc tế, vì thế chúng không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt hay các luật chống rửa tiền và các quy định của ngân hàng.

Theo các quan chức Iraq, trước khi chiếm được đập Mosul ở Iraq, Nhà nước Hồi giáo có tổng tài sản tiền mặt và các tài sản khác lên đến 875 triệu USD. Sau đó, tổ chức này cướp ngân hàng và chiếm giữ các nguồn cung quân sự, tăng tổng tài sản lên đến 2 tỷ USD.

Sức mạnh của Nhà nước Hồi giáo gắn với vùng lãnh thổ, các nguồn tài nguyên và từ chính người dân chúng kiểm soát. Vì thế, tổ chức này khá bền vững và không hề dễ dàng cho Mỹ, cũng như các đồng minh trong khu vực, trong việc tiêu diệt chúng.

Kỳ trước: 13 năm, Mỹ chỉ ‘thay áo’ cho cuộc chiến chống khủng bố

Đón đọc kỳ 3: Mỹ đánh IS khác gì khi đánh Al Queda?

Phan Sương (Tổng hợp)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !