Nga sắp đặt bàn cờ Syria như thế nào?

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng đưa ra nhiều tuyên bố giảm cơ bản sự hiện diện về mặt quân sự tại Syria, và ở thời điểm hiện tại ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các chiến dịch quân sự lớn đang tiến dần đến giai đoạn kết thúc.

Tổng thống Nga Putin

Hai năm đã trôi qua kể từ khi các chiến dịch này bắt đầu, người ta cho rằng đã đến lúc để nhìn nhận những thành quả của Moscow.

Mục tiêu đầu tiên trong chiến dịch can thiệp quân sự của Nga là bảo vệ Bashar al-Assad trước sức ép thay đổi chế độ - một mục đích chỉ có thể đạt được với việc làm suy yếu lực lượng mà Mỹ hậu thuẫn và thay đổi cục diện xung đột.

Nga nhanh chóng đảm bảo được sự hiện diện lâu dài và hiện đại hóa căn cứ hải quân từng bị xuống cấp tại Tartus, đồng thời hỗ trợ quân đội chính quyền tái chiếm phần lớn vùng Đông và Đông Nam Syria. Vượt quá trông đợi của Nga, chiến dịch này còn góp phần đáng kể trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Homs và Deir ez-Zor.

Sau khi quân đội Nga đã đạt được những mục tiêu này, điện Kremlin bắt đầu coi Syria là một đòn bẩy chiến lược, đưa Nga trở thành một trụ cột chính trong các cuộc đàm phán về tương lai chính trị của Syria. Moscow cũng cam kết bảo vệ các đồng minh và khả năng thực hiện các chiến dịch chống khủng bố quy mô lớn.

Hiệu quả đáng ngạc nhiên mà Nga tận dụng được từ cuộc viễn chinh đã thách thức các cấu trúc quyền lực địa chính trị đang tồn tại ở Trung Đông.

Nicholas Heras- chuyên gia về các vấn đề khu vực- lưu ý: “Từ căn cứ ở Syria, người Nga có thể tiếp tục tìm cách gia tăng ảnh hưởng trên toàn vùng Trung Đông rộng lớn hơn”. Xa hơn nữa, các hoạt động triển khai quân đội và chiến lược mua sắm đã phản ánh cam kết của Moscow đối với khu vực trong dài hạn.

Những thành công mà Nga có được trên chiến trường một phần là nhờ hiệu quả của các chiến dịch chống IS mà lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến hành tại Iraq và Syria. Việc Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) trở thành một lực lượng đủ sức tham chiến ở miền Bắc Syria cũng khiến các vùng lãnh thổ mà IS chiếm giữ bị thu hẹp.

Những chiến thắng đáng kể của chính quyền, trong đó có việc giành lại tỉnh Aleppo hồi tháng 12/2016, là một nguyên nhân dẫn tới các chia rẽ trong nội bộ phe đối lập và thực sự tác động tiêu cực tới hiệu quả của họ trên mặt trận quân sự.

Sự ổn định về mặt chính trị cho Syria vẫn là điều xa vời. Một trong những lo ngại chính hiện nay là cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng Aifrin, phía Bắc Aleppo. Thổ Nhĩ Kỳ đã 3 lần đưa quân tới Syria nhằm làm suy yếu các nỗ lực củng cố quyền lực và tham vọng độc lập của người Kurd.

Nga trước đó đã từng triển khai quân trong khu vực này song nhanh chóng rút lui khi đụng độ nảy sinh tại vùng Afrin. Nếu xung đột bạo lực giữa quân vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, các nhóm ủy nhiệm và Lực lượng Dân chủ Syria tiếp tục nổ ra, cuộc chiến sẽ còn lâu mới đến hồi kết.

Tỉnh Idlib vẫn là thành trì của quân nổi dậy và là “bức tường thành” của các lực lượng đối lập còn lại. Quân nổi dậy tại Idlib hiện là một “hỗn hợp” gồm những tay súng Quân đội Tự do Syria (FSA) và nhiều nhóm thánh chiến như Hayat Tahrir al-Sham, một chân rết của al-Qaeda và có tên cũ là Jabhat al-Nusra.

Dù xu hướng cấp tiến hóa trong phe đối lập tại đây có thể sẽ dẫn đến kết quả là các bên hữu quan phải cân nhắc giải pháp quân sự, song cả Nga và Mỹ đều muốn giải quyết vấn đề tại Idlib thông qua các cuộc Đàm phán Astana.

Lực lượng Hayat Tahrir al-Sham, được xem như “al-Qaeda tại Syria” không hề tham gia trong các nỗ lực ngoại giao của phe đối lập và bị coi là một tổ chức khủng bố. Các chiến dịch quân sự, chẳng hạn như chiến dịch không quân của Nga tại Idlib và một số khu vực phía Bắc Hamas vẫn tiếp diễn và tình hình gần đây cho thấy để có thể tiếp diễn các nỗ lực này, người ta sẽ phải trả một cái giá nhất định.

Tổng thống Syria Assad, Tổng thống Nga Putin

Mặc dù chế độ Assad đã tái chiếm hầu hết các thành phố lớn nhất và các khu vực quan trọng nhất tại Syria, song những vùng này đều đã bị chiến tranh tàn phá. Chính quyền Syria sẽ sớm phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc tái thiết, một tiến trình chắc chắn sẽ bị cản trở không nhỏ bởi hàng loạt thách thức chính trị ở trong nước.

Vẫn chưa rõ Syria sẽ lấy tiền từ đâu để đầu tư cho chương trình tái thiết. Nếu không khéo léo, những nỗ lực này có nguy cơ kích động bất ổn bạo lực và thậm chí là không thể giải quyết tận gốc rễ cuộc nội chiến, đồng thời để ngỏ cho những xung đột tiềm tàng.

Moscow sẽ hoan nghênh những đóng góp của phương Tây đối với nỗ lực tái thiết bởi Nga thiếu các nguồn lực cần thiết cho mục tiêu này trong khi lại lo ngại về nguy cơ trỗi dậy của các nhóm cực đoan. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Nga sẽ tìm cách biến những thành tựu về mặt quân sự thành ảnh hưởng ngoại giao để Kremlin nắm vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai chính trị cho Syria.

Dù vậy, liệu Nga có thể “chuyển hóa” những chiến thắng của mình trên chiến trường thành ảnh hưởng lâu dài cho khu vực hay không vẫn là điều còn phải chờ xem, nhất là khi khó khăn còn đầy rẫy.

Đức Dũng (Tổng hợp)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !