Mỹ "giương cờ trắng" trước Nga trong cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân?

Vào ngày 26/10/2016, trong lúc cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn căng thẳng, Nga đã tiến hành thử nghiệm một quả tên lửa đạn đạo mang đầu đạn đặc biệt có mật danh “Vật thể 4202”.

Tạp chí Newsweek cho biết, “Vật thể 4202” là một loại vũ khí mới, một loại đầu đạn siêu thanh có tốc độ gấp 15 lần tốc độ âm thanh và có thể né tránh bất kỳ hệ thống đánh chặn mà Mỹ có hiện nay hoặc sẽ phát triển trong vài thập kỷ tới. Mặc dù cuộc thử nghiệm sử dụng tên lửa đạn đạo RS-26 đã tương đối có tuổi, “Vật thể 4202” sẽ được lắp đặt trên tên lửa RS-28 hiện đại hơn.

Mỹ

Một thủy thủ Nga đứng trên một tàu ngầm phóng tên lửa tại Vladivostok, Nga.

Bản thân tên lửa RS-28 là một đỉnh cao của công nghệ hiện đại, khi nó có thể bay nhanh gấp 5 lần tốc độ ánh sáng, đồng thời thay đổi đường bay để đánh lạc hướng các hệ thống radar phòng không và mang theo 15 đầu đạn hạt nhân độc lập, mỗi chiếc có sức công phá gấp 10 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nhật Bản vào cuối Thế chiến II. Hoặc nó có thể mang 3 đầu đạn “Vật thể 4202” tiêu diệt mục tiêu bằng động năng.

Một tên lửa RS-28 mang đầu đạn hạt nhân sẽ mất khoảng 30 phút để đến được lãnh thổ Mỹ từ một ống phóng ở miền trung nước Nga, đầu đạn của nó có thể hủy diệt một khu vực tương đương bang Texas của Mỹ. Còn với đầu đạn “Vật thể 4202”, thời gian này sẽ rút ngắn xuống chỉ còn dưới 12 phút.

Tên lửa RS-28 sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2018, nó sẽ cho phép Nga có thể tiêu diệt các vùng lãnh thổ của Mỹ nếu Mỹ tấn công trước, đồng thời Nga có thể chủ động vô hiệu hóa các hầm phóng tên lửa của Mỹ khi cần.

Trước đây Liên Xô và Mỹ tin rằng bất kỳ bên nào tiến hành tấn công hạt nhân trước sẽ khiến bên kia đáp trả tương ứng, và chính sự quan ngại này sẽ giảm khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân. Đó cũng chính là nền tảng của Hiệp ước Chống Tên lửa đạn đạo (ABM), khi Liên Xô và Mỹ ký kết đồng ý giới hạn số lượng hệ thống phòng thủ tên lửa.

Nếu cả hai nước có trong tay một hệ thống ABM hiệu quả, họ sẽ chiến thắng một cuộc chiến tranh hạt nhân bởi nó có thể tiêu diệt các tên lửa và đầu đạn mà đối phương phóng đi. Việc giới hạn ABM sẽ khiến hai bên có ít động lực để phát triển các loại tên lửa hiện đại hơn. Nhờ hiệp ước này, Mỹ và Liên Xô có thể đàm phán và ký kết Hiệp ước Tên lửa Hạt nhân Tầm trung (INF) năm 1987 và Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) vào năm 1991.

Ngay cả sau khi Liên Xô tan rã, hai bên vẫn tiếp tục quá trình giải giáp vũ khí hạt nhân và Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã cùng Tổng thống Nga Boris Yeltsin ký kết hiệp ước START 2 vào năm 1993. START 2 có thêm nội dung cấm hai nước triển khai tên lửa nhiều đầu đạn, qua đó càng đảm bảo sự cân bằng về sức mạnh của các loại vũ khí hạt nhân mà hai nước đang có.

Mỹ

Hình minh họa tên lửa RS-28 của Nga.

Thế nhưng START 2 chưa bao giờ phát huy hiệu lực. Trong khi đó vào năm 2002, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã đơn phương rút lui khỏi hiệp ước ABM với lý do họ muốn phát triển hệ thống phòng không nhằm đối phó với các nước như Iraq, Iran và Triều Tiên. Với động thái này, ông Bush đã gạt bỏ nền tảng của quá trình kiểm soát vũ khí hạt nhân mà Mỹ và Nga đã xây dựng từ nhiều năm trước.

Mặc dù hai bên đã ký kết thêm một vài hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân khác, song Mỹ tiếp tục phát triển và thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa ở Mỹ và cả ở Châu Âu. Điều này đã dẫn đến việc Nga lo ngại rằng Mỹ sẽ lợi dụng các hệ thống này để đe dọa tấn công hạt nhân họ. Có thể nói rằng tên lửa RS-28 với đầu đạn 4202 bắt nguồn từ sự quan ngại này của Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu trước công chúng rằng: “Chúng ta cần phải củng cố sức mạnh của lực lượng vũ khí hạt nhân của Nga, đặc biệt là những hệ thống tên lửa có thể xuyên phá bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có”. Cùng ngày, Tổng thống Donald Trump đáp lại trên trang Twitter rằng: “Hoa Kỳ phải củng cố và nâng cao sức mạnh của vũ khí hạt nhân cho đến khi thế giới hiểu ra rằng loại vũ khí này là cần thiết”.

Chắc chắn rằng ông Trump đã nhận được những báo cáo về các loại vũ khí hạt nhân mà Mỹ đang có. Việc chúng đang ngày càng trở nên lạc hậu và khó bảo dưỡng đã trở thành một vấn đề an ninh quốc gia nghiêm trọng. Trong khi đó Mỹ mới chỉ bắt đầu phát triển máy bay ném bom tàng hình và tàu ngầm phóng tên lửa mới. Chính quyền Obama trước đó mới chỉ bắt đầu phát triển một loại tên lửa ICBM mới, dự kiến sẽ tiêu tốn 1 nghìn tỷ USD trong vòng 1 thập kỷ tới.

Tổng thống Trump cũng có ý định yêu cầu Nga giảm bớt số lượng vũ khí hạt nhân hiện có để đổi lấy việc dỡ bỏ cấm vận. “Nga đang bị cấm vận, chúng ta hãy xem liệu có thể đạt được một thỏa thuận có lợi với Nga hay không. Tôi nghĩ vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga phải giảm xuống. Vào thời điểm này Nga đang bị tổn thương do cấm vận và rất có thể chúng tôi sẽ làm được điều gì đó khiến nhiều người được lợi”, ông Trump nói. Đề nghị này ngay lập tức đã nhận được sự bất bình từ phía Nga.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, lệnh cấm vận do Mỹ áp dụng đối với Nga cần phải xem xét kỹ càng trước khi tiến hành đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân. Thêm vào đó, không chỉ có vũ khí hạt nhân, Nga cũng yêu cầu hai bên phải bàn về những vấn đề khác như vũ khí siêu thanh, hệ thống phòng thủ tên lửa, vũ khí không gian và quá trình thử nghiệm hạt nhân. Đây là những vấn đề mà chính quyền Trump hiện vẫn chưa sẵn sàng giải quyết.

Mỹ

Tên lửa đạn đạo của Nga trong cuộc diễu binh chào mừng ngày chiến thắng Phát xít.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson không có bất kỳ bình luận nào về quá trình giải giáp vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ, còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thì ủng hộ việc phát triển một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới. Ông tin rằng loại khí tài này “sẽ gây tổn thất lớn về tài chính cho đối phương” và rằng “bất kỳ kẻ địch nào muốn đối đầu với chúng ta sẽ phải dùng đến nhiều loại vũ khí mới có thể tiêu diệt được tên lửa này”.

Thực tế, cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga đã kết thúc, và Nga đã chiến thắng một cách vẻ vang. Tên lửa RS-28 sẽ được đưa vào sử dụng vào năm tới, trong khi Mỹ sẽ phải mất khoảng một thập kỷ mới có loại tên lửa đạn đạo mới. Chúng sẽ đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện có cũng như trong tương lai. Nga cũng sắp hoàn thiện lá chắn phòng thủ tên lửa mới, cho phép ngăn chặn hoàn toàn các máy bay ném bom, tên lửa hành trình trong một khu vực và biến vũ khí hạt nhân Mỹ vô dụng.

Dù vậy Mỹ không phải là không có cách. Tổng thống Trump hoàn toàn có thể chấp thuận đề xuất đàm phán những nội dung của ông Lavrov, qua đó đề ra môt hiệp ước ABM và hiệp ước giải pháp vũ khí mới giúp hai bên giảm bớt số lượng vũ khí hạt nhân của nhau, mà còn xóa bỏ việc trang bị nhiều đầu đạn cho tên lửa các loại.

Chính quyền Trump vẫn chưa đủ kinh nghiệm để có thể thực hiện một cuộc đàm phán phức tạp như vậy. Tuy nhiên, việc Tổng thống Trump nhận thấy rằng số lượng vũ khí hạt nhân “phải được giảm bớt đáng kể” đang cho thấy chính quyền của ông đang đi đúng hướng.

Anh Tuấn (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !