Mỹ cắt viện trợ quân sự cho Ai Cập chỉ là "giơ cao đánh khẽ"

Quyết định cắt viện trợ quân sự của Mỹ đã vấp phải phản ứng tiêu cực từ phía chính phủ Ai Cập song hành động này dường như chỉ mang tính biểu tượng hơn là thực tế.
Mỹ cắt viện trợ quân sự cho Ai Cập chỉ là
Quyết định cắt viện trợ quân sự của Mỹ cho Ai Cập có khả năng làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng trong các cuộc đụng độ tại quốc gia này

Hôm 9/10, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo kế hoạch ngừng vận chuyển xe tăng, chiến đấu cơ, trực thăng và tên lửa tới Cairo cũng như khoản tiền mặt trị giá 260 triệu USD cho chính phủ Ai Cập. Tuy nhiên, khoản ngân sách chống khủng bố vẫn được duy trì. Đây là một trong những nỗ lực của Mỹ nhằm ủng hộ quân đội Ai Cập triển khai các cuộc đàn áp nhắm tới lực lượng Hồi giáo tại khu vực bất ổn Bắc Sinai.

Bất chấp sự phản đối của Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập – Tướng Abdel Fattah el-Sisi, giới chuyên gia cho rằng quyết định cắt viện trợ quân sự chỉ mang tính cảnh báo đối với Ai Cập – quốc gia mà Mỹ luôn mong muốn duy trì mối quan hệ mật thiết.

"Ai Cập đóng vai trò quan trọng trong thế giới quan của Mỹ và Washington đóng vai trò sống còn với vị trị chiến lược gần đây của Cairo", Tiến sĩ H. A. Hellyer tại Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh nói.

Hôm 12/10, hãng tin Reuters cho biết phát biểu trước các đồng minh tại quốc hội, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh tôn trọng pháp luật trong việc cắt viện trợ cho các chính phủ nước ngoài trong trường hợp xảy ra đảo chính. Trong đó, Tổng thống được dân bầu đầu tiên của Ai Cập - Mohamed Morsi đã bị quân đội lật đổ hôm 3/7.

Kể từ đó, giới chức Mỹ đứng ngồi không yên trước mọi biến động chính trị tại Ai Cập. Việc lực lượng quân đội Ai Cập tiến hành đàn áp những người ủng hộ cựu Tổng thống Morsi, đã khiến kế hoạch tiếp tục viện trợ quân sự cho phe lật đổ ông Morsi vấp phải sự phản đối tại Washington.

Tuy nhiên, những thay đổi trong gói viện trợ Ai Cập đã bắt đầu từ rất lâu trước ngày 9/10. Theo Robert Springborg – giáo sư an ninh quốc gia thuộc Trường Đào tạo sau đại học Hải quân tại Monterey, bang California, khoản tiền 100 triệu USD được xác định chuyển từ mua sắm các loại vũ khí sang hỗ trợ chống khủng bố.

Ai Cập trở thành một trong những đối tác nhận viện trợ quân sự và kinh tế lớn nhất của Mỹ kể từ khi ký kết hiệp ước hòa bình với Israel năm 1979. Khoản trợ cấp hàng năm trị giá 1,55 tỷ USD bao gồm 1,3 tỷ USD hỗ trợ quân sự, được xem là khoản tài chính duy trì hiệp ước hòa bình và các vấn đề hợp tác giữa hai nước.

Mặc dù, những thông tin chi tiết xung quanh quyết định cắt viện trợ quân sự của Mỹ cho Ai Cập không được công bố, song động thái này đã ảnh hưởng tới tiến trình vận chuyển các xe tăng chiến đấu M1A1, chiến đấu cơ F-16 và 12 trực thăng  Apache AH-64D – một phần trong khoản hỗ trợ quân sự trị giá 820 triệu USD được thông qua năm 2009.

Theo tờ Al-Hayat tại London, qua cuộc trao đổi điện thoại với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Chuck Hagel hôm 10/10, Tướng Sisi nhấn mạnh rằng Ai Cập "lớn mạnh hơn" mọi mối đe dọa của Mỹ và phản đối tuyên bố rằng Mỹ đang xử lý tình hình.

Trên đài phát thanh địa phương, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ai Cập - Badr Abdelatty khẳng định quyết định cắt viện trợ của Mỹ là "sai lầm". "Ai Cập sẽ không đầu hàng trước sức ép của Mỹ và sẽ tiếp tục con đường vươn tới nền dân chủ như lộ trình đã đưa ra". Theo thông báo hồi tháng Bảy, lộ trình chính trị của Ai Cập sẽ bắt đầu từ việc tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội minh bạch vào năm tới.

Quyết định cắt viện trợ của Mỹ càng làm tăng thêm tình hình căng thẳng trên các đường phố tại Ai Cập. Trong đó, làn sóng phản đối Mỹ đã tăng tới mức đỉnh điểm kể từ khi quân đội Ai Cập lật đổ Tổng thống Morsi. Các cuộc đàn áp chống lại phe ủng hộ cựu Tổng thống Morsi từ giữa tháng Bảy – Tám đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người. Điển hình, hôm 6/10, 57 người ủng hộ ông Morsi đã bị cảnh sát bắn chết.

Nhiều ý kiến cho rằng quyết định cắt viện trợ quân sự của Mỹ xuất phát từ vụ đụng độ đẫm máu hôm 6/10. Song, theo Tiến sĩ Hellyer, quyết định của Mỹ được đưa ra sau chuỗi sự kiện hồi mùa hè khi hàng trăm người ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo bị sát hại tại nhà thờ el Adaweya tại Cairo.

Trong những năm gần đây, Mỹ đã cố gắng thuyết phục các tướng tá Ai Cập mở rộng quy mô kho vũ khí, nhằm chuẩn bị cho các cuộc xung đột mà Ai Cập có khả năng đối mặt trong tương lai. Phần lớn kho vũ khí hiện nay tại Ai Cập đang được chuyển tới các chiến khu gần các quốc gia láng giềng.

Trả lời tờ GlobalPost, một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên tại Cairo cho biết hành động cắt viện trợ của Mỹ dường như không ảnh hưởng tới những quyết định tài trợ của các đối tác châu Âu.

Minh Thu

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !