Lo sợ Nga, Libya “mời gọi” Mỹ lập căn cứ quân sự

Chính quyền Tripoli sẵn sàng cho việc xây dựng một căn cứ quân sự Mỹ ở Libya, điều này sẽ đóng vai trò ngăn chặn sự can thiệp của các quốc gia khác.

Tuyên bố trên được Bộ trưởng Bộ Nội vụ thuộc Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) ông Fathi Bashagha đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg.

Binh lính của lực lượng GNA. (Ảnh tư liệu).

“Libya có vị trị rất quan trọng trong khu vực Địa Trung Hải, chúng tôi có trữ lượng dầu lớn, bờ biển kéo dài gần 1.900 km và các cảng biển biến thành cửa ngõ vào châu Phi trong mắt Nga. Nếu người Mỹ yêu cầu một căn cứ quân sự, chúng tôi với tư cách là chính phủ Libya sẽ rất sẵn sàng cho việc đó. Với mục đích chống khủng bố, tội phạm có tổ chức và ngăn chặn sự can thiệp của các quốc gia khác sẽ là điều chúng tôi hướng tới”, ông Bashagha nói.

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper “úp mở” khả năng sẽ cắt giảm sự hiện diện quân sự ở châu Phi. Theo đó, Mỹ muốn cắt giảm quân số triển khai trên toàn châu Phi trong vài năm tới để tập trung nhiều hơn vào nỗ lực đáp trả những mối đe dọa từ bên ngoài.

Washington hiện có khoảng 7.000 lính đặc nhiệm triển khai trên cơ sở luân phiên ở châu Phi để tiến hành những chiến dịch chung với các lực lượng quốc gia trong đấu tranh chống các phần tử thánh chiến, đặc biệt là ở Somalia. Ngoài ra, 2.000 lính Mỹ khác đang tiến hành các nhiệm vụ huấn luyện ở khoảng 40 quốc gia châu Phi và tham gia vào các hoạt động hợp tác, đặc biệt là với Chiến dịch Barkhane của Pháp ở Mali.

Trước viễn cảnh Mỹ có dự định thu hẹp sự hiện diện quân sự ở châu Phi. Bộ trưởng Bashagha cho biết, việc tái bố trí lực lượng này chưa rõ ràng đối với chúng tôi. Nhưng chúng tôi hi vọng rằng việc tái bố trí quân số bao gồm cả Libya sẽ không để nơi nay biến thành khoảng trống cho Nga có thể khai thác.

Ông Bashagha cho biết thêm, người Nga ở Libya không chỉ dành cho Haftar. Mà họ có một chiến lược lớn ở Libya và Châu Phi.

Binh sĩ của chính quyền ông Khalifa Haftar. (Ảnh minh họa).

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông báo, ông Fayez al-Serraj, người đứng đầu Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) được quốc tế công nhận, đã ký vào thỏa thuận ngừng bắn. Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, Tướng Khalifa Haftar, người đứng đầu lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA), đã đề nghị đưa ra quyết định về lệnh ngừng bắn trong sáng 14/1. Tuy nhiên, Tướng Haftar đã không ký vào thỏa thuận ngừng bắn. Các kênh ủng hộ LNA cho biết, Tướng Haftar đã rời khỏi Moscow.

Theo truyền thông, ông Serraj từ chối tham gia cuộc đàm phán trực tiếp với ông Haftar, do đó các nhà ngoại giao Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải.

Về phía Nga, hôm 19/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov yêu cầu tránh sự can thiệp từ bên ngoài vào Libya nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giải pháp hòa bình và chính trị toàn diện cho quốc gia Bắc Phi này.

“Chúng tôi cho rằng, để đảm bảo sự ổn định cho tiến trình đi tìm giải pháp chính trị toàn diện cho Libya, điều kiện tiên quyết là các nhân tố bên ngoài tránh can thiệp vào Libya, nhất là những sáng kiến có lập trường khác biệt. Theo chúng tôi, những nhân tố bên ngoài nên tập trung hành động hỗ trợ và khuyến khích các lực lượng ở Libya đối thoại dựa trên những quyết định được HĐBA chấp nhận”, ông Lavrov

Năm 2011, liên minh quốc tế do Mỹ và NATO lãnh đạo đã tiến hành một hoạt động ở Libya, dẫn đến vụ ám sát Muammar Gaddafi và lật đổ chế độ đã tồn tại hơn 40 năm.

Sau đó trong nước bắt đầu xuất hiện một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Ở phía đông, tại thành phố Tobruk, người dân bầu chọn ra quốc hội. Cơ quan này được hỗ trợ bởi LNA do Haftar đứng đầu. Ở phía tây, tại Tripoli có Chính phủ Hiệp định Quốc gia (PNC) do Fayez Sarraj lãnh đạo, được thành lập với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu.

Thanh Bình (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !