Liên Hợp Quốc cần làm gì ở Syria?

Với vụ thảm sát vừa diễn ra hôm 6/6 tại Syria khiến gần 80 người thiệt mạng, kế hoạch hòa bình của Liên Hợp Quốc - Liên đoàn Ả rập dành cho Syria đã thất bại. Không quốc gia nào muốn dùng phương án can thiệp quân sự, vậy Liên Hợp Quốc có thể làm gì để chấm dứt tình trạng giết chóc dân thường như hiện nay?

Liên Hợp Quốc cần làm gì ở Syria?

Syria trục xuất các nhà ngoại giao phương Tây

Đại sứ Syria đồng loạt bị trục xuất

Úc trục xuất nhà ngoại giao Syria vì vụ thảm sát

Liên Hợp Quốc cần làm gì ở Syria?

Các em bé Syria hoảng sợ sau vụ thảm sát khiến gần 80 người thiệt mạng tại làng Al-Kubeir, tỉnh Hama, Syria hôm 6/6.

Mặc dù Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố rằng kế hoạch hòa bình “rõ ràng đã thất bại”, Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Mark Lyall Grant nhận định thận trọng hơn: “Kế hoạch của ông Kofi Annan đang hấp hối nhưng vẫn chưa chết hẳn”.

Hôm qua tại Liên Hợp Quốc, không có nhiều lí do để lạc quan. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cảnh báo: “ Chúng ta đang ở giờ khắc vô cùng nghiêm trọng và đau thương. Tình hình ở Syria tiếp tục xấu đi. Mỗi ngày dường như lại đem đến những hành động tàn ác mới: Tấn công chống lại dân thường, vi phạm nhân quyền thô bạo, bắt giữ hàng loạt, tra tấn, giết hại các gia đình theo kiểu xử tử”.

Đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc – Liên đoàn Ả rập Kofi Annan đã bày tỏ sự kinh hoàng và lên án vụ thảm sát mới và nói: “Tôi phải thẳng thắn mà thừa nhận rằng kế hoạch hòa bình hiện đang không được thực thi”.

Kế hoạch hòa bình của ông Annan được coi là đang ở thời kỳ hấp hối có thể là sau khi có bản báo cáo của Tổng thư ký rằng các quan sát viên Liên Hợp Quốc đã bị chính phủ Syria cấm đến Al Qubayr, hiện trường vụ thảm sát, và bị bắn khi đang tìm cách tiếp cận hiện trường. Nhưng với lực lượng hùng hậu các quan sát viên Liên Hợp Quốc lên tới 300 người, Herve Ladsous, lãnh đạo Liên Hợp Quốc về Gìn giữ hòa bình, không muốn tăng thêm nữa.

Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lại một lần nữa kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức.

Theo các nhà ngoại giao có kinh nghiệm về các cuộc điều tra, hiện có nhiều phương án mà Hội đồng bảo an LHQ và Đại hội đồng đang cân nhắc.

Phương án thứ nhất là sử dụng nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Mặc dù không có tính ràng buộc, nghị quyết này sẽ kêu gọi Hội đồng Bảo an đưa vụ việc ra Tòa án hình sự quốc tế và củng cố các nỗ lực của Ủy ban nhân quyền cùng Cao ủy về nhân quyền. Điều đó có thể sẽ gửi thông điệp đến cho ông Assad rằng ông ta có thể sẽ nhận lệnh bắt giữ và những nơi ông ta đến tị nạn sẽ bị hạn chế.

Một phương án khác được Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ Timothy Geithner đề xuất là áp đặt các lệnh cấm vận cứng rắn hơn nữa, tương tự như các lệnh cấm vận đối với Iran. Nhưng kế hoạch này cần có sự ủng hộ của Nga và Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin lại tuyên bố: “Thẳng thắn mà nói, chúng tôi tiếp tục có cái nhìn tiêu cực về các lệnh cấm vận”.

Khi cuộc xung đột ở Syria đang căng thẳng hơn và kế hoạch hòa bình đang chao đảo, Đặc phái viên Kofi Annan đưa ra một ý tưởng mới nhằm tránh một cuộc nội chiến cho Syria và cứu vãn kế hoạch hòa bình của ông bằng phương án chuyển giao chính trị.

Đề xuất mới của ông Annan - hiện đề xuất này vẫn đang ở thời kỳ hình thành – là tạo ra một Nhóm Liên lạc cho Syria. Nhóm này bao gồm Mỹ, châu Âu, Nga và Trung Quốc cùng các quốc gia trong khu vực như Ả rập xê út, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran được thành lập nhằm giúp Nga, đồng minh chính của Syria hiểu ra rằng nước Nga cần có một vai khi Syria chuyển sang giai đoạn hậu Assad.

Các phương án trên đều có độ rủi ro cao. Cả Syria và Iran đều đang ngăn chặn cơ quan quan sát hạt nhân quốc tế theo dõi những tham vọng hạt nhân của họ, trong khi đó tình hình xung đột ngày càng căng thẳng. Do vậy, kế hoạch của ông Kofi Annan gửi đến Liên Hợp Quốc (cùng với các cuộc thương lượng giữa Hoa Kỳ và Nga) là chìa khóa để tránh một cuộc khủng hoảng lan rộng ra khu vực.

Ahmad Fawzi, phát ngôn viên của ông Kofi Annan, cho biết kế hoạch về Nhóm Liên lạc sẽ sớm được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bàn bạc.

Mặc dù Nhóm Liên lạc mới đang ở giai đoạn hình thành, Ngoại trưởng Nga yêu cầu phải mời Iran cùng tham gia vào nhóm và đề nghị này của Nga đã bị Hoa Kỳ khước từ.

Do lệnh ngừng bắn theo kế hoạch hòa bình của ông Annan không giúp chấm dứt tình trạng bạo lực kéo dài 15 tháng qua ở Syria, Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây đang kêu gọi có hành động mạnh mẽ hơn. Liên Hợp Quốc cần có sự giúp đỡ của Nga để chấm dứt tình trạng bạo lực và bắt đầu quá trình chuyển gia chính trị, vì thế có thể phải đợi đến giữa tháng 6 khi mà Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp trực tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Mêhicô.

Pháp cũng ủng hộ sáng kiến này. Theo Bộ ngoại giao Pháp, nước này đề xuất tổ chức một cuộc họp thứ ba của Những người bạn của Syria vào 6/7 tới và đề xuất này đã được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và các nhà ngoại giao khác hưởng ứng nhằm “huy động tất cả các quốc gia và tổ chức sẵn sàng giúp đỡ nhân dân Syria”.

Thời gian không còn nhiều. Ông Annan phát biểu trước Đại hội đồng rằng: “Đất nước này (Syria) đang ngày càng bị phân cực và quá khích. Các nước láng giềng của Syria đang ngày càng lo ngại về nguy cơ xung đột lan rộng. Tương lai của nước này có thể sẽ hoặc là đàn áp dã man, thảm sát, xung đột phe phái và thậm chí là một cuộc nội chiến tổng lực”.

Theo đề xuất mới của ông Annan, Nhóm Liên lạc sẽ bao gồm các quốc gia ủng hộ chính quyền của ông Assad.

Mong muốn của Washington là Nga sẽ hiểu lời cảnh báo rằng vai trò của Nga tại đất nước Syria thời kỳ hậu Assad sẽ được quyết định bởi sự sẵn lòng giúp đỡ (phương Tây) chấm dứt tình trạng bạo lực.

Lê Dung

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !