EU ngày càng khó chịu với Ukraine

Kể từ sau cuộc đảo chính Euromaidan (tháng 2/2014) đến nay, Ukraine đã liên tục hối thúc EU chu cấp tài chính nhưng lại không thể thỏa mãn bất cứ yêu cầu nào của châu Âu.
EU ngày càng khó chịu với Ukraine - ảnh 1

Tổng thống Ukraine Poroshenko

Có thể nói một cách ngắn gọn là châu Âu đã quá ảo tưởng và cả tin vào Ukraine và giờ đây họ đang lâm vào một tình thế khó xử: Bỏ thì thương mà vương thì tội.

Tháng 2/2014, khi cuộc “cách mạng Euromaidan” nổ ra và lật đổ chính phủ của Tổng thống Yanikovich, nhiều người châu Âu đã coi đó là một sự khởi đầu của một nhà nước “dân chủ thực sự”.

Các chính trị gia phương Tây đến Kiev không chỉ bày tỏ sự đồng tình mà còn đưa ra những hứa hẹn về một tương lai tươi sáng. Nhưng giờ đây, chỉ sau đúng một năm họ đã nhận ra rằng đó là một lựa chọn sai lầm.

Ông Alexander Mikhailov, ủy viên Hội đồng Ngoại giao và Chính sách quốc phòng của Nga cho biết: “Châu Âu đã không hình dung được họ đang có quan hệ với ai. Những người tạo ra cuộc cách mạng ở Ukraine tưởng rằng chỉ cần thúc đẩy quá trình Đổi mới ở đó là sẽ có được một nhà nước dân chủ, mà không biết rằng trong suốt 20 năm qua, ở một số khu vực của Ukraine, tinh thần và cách suy nghĩ Nga đã cắm rễ quá sâu. Đó chính là những yếu tố mà người châu Âu không thể hiểu được”.

Tại Brussels, người ta đang bắt đầu cảm thấy ngán ngẩm với những gì đang diễn ra ở Ukraine, trong khi Kiev chưa lúc nào ngừng kêu gọi “bơm tiền”. Tình trạng hiện nay giống như việc EU đã vô tình mắc bẫy và trở thành “con tin” của Ukraine khi liên tục bị đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện và “nộp tiền chuộc”.

Trong khi đó, chính bản thân EU cũng đang phải chật vật để giải quyết vấn đề nội bộ của mình. Ông Alexander Mikhailov nói: “Từ nhiều năm nay, châu Âu đã phải rất khó khăn trong việc giải quyết tình trạng một số quốc gia thành viên chỉ quen được bao cấp. Họ không biết phải làm gì với Hy Lạp trong khi Ukraine còn là trường hợp nguy hiểm hơn. Hiện nay châu Âu chỉ còn 2 lựa chọn: Tiếp tục mở hầu bao để chu cấp thêm tài chính cho Ukraine, hoặc là bỏ rơi, buộc Kiev phải tự giải quyết lấy vấn đề của mình”.

Theo bà Tatiana Isachenko, giáo sư Khoa Quan hệ kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại của Học viện MGIMO, tiền đổ vào nền kinh tế Ukraine đã không dẫn đến sự thay đổi cơ bản nào ở nước này.

EU ngày càng khó chịu với Ukraine - ảnh 2

Tổng thống Ukraine Poroshenko (trái) và Chủ tịch Liên minh châu Âu

“Trong thực tế, ở Ukraine đã không có gì thay đổi. Chính phủ mới không có gì khác so với chính phủ trước đây. Tất cả những đặc điểm tiêu cực cố hữu của chính phủ đã bị lật đổ vẫn được duy trì ở chính phủ hiện tại. Thậm chí, chính quyền mới còn có thêm hai nhược điểm bổ sung: đó là quá chú trọng vào Mỹ và quá nhiều phần tử cực đoan xung quanh chính phủ mới. Vì vậy mà châu Âu đang ở trong thế khó xử. Một mặt, họ không có nhiều khả năng để hỗ trợ Ukraine về tài chính, nhưng mặt khác, họ thực sự không hiểu tại sao họ cần phải duy trì một chính phủ không sẵn sàng nhượng bộ”.

Tình hình càng trầm trọng hơn với thực tế rằng Kiev thường có những động thái không thể nào đoán trước. Cuối năm 2014, chính quyền Ukraine tuyên bố ý định áp đặt thuế đối với gần như tất cả các hàng nhập khẩu, bao gồm cả hàng nhập từ châu Âu. Doanh nhân châu Âu đã ngay lập tức phản đối sự vi phạm một cách trắng trợn các quy định WTO và nguyên tắc của EU. Kiev đã giải thích tất cả điều đó rằng họ phải bù đắp “lỗ hổng” trong ngân sách. Nhưng, rất có thể, đó chỉ là gợi ý về phần viện trợ tài chính tiếp theo.

Trần Phong

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !