Đức điều xe tăng đến Litva để “kiềm chế Nga”

Tờ Der Spiegel của Đức đưa tin, Đức đang đưa các phương tiện kỹ thuật quân sự đến Litva theo hoạt động trong chương trình của NATO nhằm kiềm chế khả năng xâm lược có thể xuất phát từ Nga.
Đức điều xe tăng đến Litva để “kiềm chế Nga” - ảnh 1

Đức điều xe tăng đến Litva để “kiềm chế Nga”

Theo tuyên bố của đại diện chính thức Bộ Quốc phòng Đức, trước đó căn cứ quân sự Mỹ ở thành phố Grafenver, vùng Bavaria, 20 xe vận tải bọc thép “Marder” đã được đưa lên hệ thống đường sắt.

Vào ngày thứ 2 (20/2), 6 xe tăng Leopard-2 đã được vận chuyển đến Litva. Trong thông báo được đưa ra hồi tháng 1/2017, cũng đã nhấn mạnh rằng có hàng trăm xe tăng, pháo tự hành và các phương tiện quân sự khác được vận chuyển đến bờ biển của Đức để sau đó đưa đến các nước vùng Baltic và Ba Lan. Từ giữa tháng 1/2017, Liva đã tiếp nhận 120 container và 200 xe bọc thép.

Theo kế hoạch đã được thông qua từ năm 2016 của NATO về việc gia tăng sự hiện diện quân sự ở vùng Đông Âu và Baltic, về tổng thể Litva dự kiến sẽ tiếp nhận 450 quân nhân Đức. Theo thông báo của Đức, 300 trong số quân nhân này đã có mặt tại vị trí mới. Những quân nhân đầu tiên của Đức đã được đưa đến Litva từ cuối tháng 1/2017 và số quân nhân còn lại sẽ được đưa đến Litva trong tuần này.

Theo tạp chí Der Spiegel, sẽ có 1 tiểu đoàn được sử dụng để “kiềm chế Nga”. Nguyên nhân là do các nước Baltic và Ba Lan đã liên tục đưa ra các tuyên bố về mối đe dọa đang ngày càng gia tăng từ Nga sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea và leo thang căng thẳng ở miền Đông Ukraine.

Trong số 4 tiểu đoàn của NATO được bố trí ở Litva, Latvia, Estonia và Ba Lan, quân số của mỗi tiểu đoàn sẽ khoảng 1.000 người. Đợt đưa quân của NATO đến các nước này là đợt chuyển quân lớn nhất của NATO đến phía Đông kể từ khi kết thúc “Chiến tranh lạnh”.

Trước đó, một số phương tiện truyền thông đã lan truyền các thông tin về việc các quân nhân Đức đang thực hiện sứ mệnh của mình ở Litva đã cưỡng hiếp một thiếu nữ 15 tuổi người địa phương ngày 9/2.

Bức thư tố giác vấn đề này đã được gửi cho Chủ tịch Quốc hội Litva Viktoras Prantsketis, đến các nghị sỹ Quốc hội Litva. Một số phương tiện truyền thông đã cho đăng tải thông tin này mà chưa qua kiểm chứng.

Sau đó, sau khi các thông tin trong bức thư tố giác này không được xác nhận, báo chí Đức đã đồng loạt cáo buộc Nga là thủ phạm tung ra các tin đồn này. Hiện chưa rõ thủ phạm đứng sau vụ tin giả này nhưng các cơ quan đặc vụ của Nga đang bị nghi ngờ là thủ phạm hàng đầu, tờ Der Spiegel viết.

Được biết, quyết định về việc đưa 4 tiểu đoàn quân NATO đến 3 nước Baltic và Ba Lan được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO được tổ chức tại thủ đô Warsaw của Ba Lan hồi tháng 7/2016.

Moscow nhiều lần chỉ trích NATO vì hành động này, coi việc bố trí quân của NATO ở khu vực sát với biên giới nước Nga là hành động đe dọa đến an ninh của Nga. Nga cũng tăng cường mạnh mẽ lực lượng quân sự ở sườn Tây của mình như là động thái trả đũa cho hành động của NATO.

Trong tuần trước, Tổng thống Nga Putin đã nhấn mạnh rằng Hội nghị Thượng đỉnh của NATO được tổ chức tại Warsaw là lần đầu tiên kể từ năm 1989 Nga bị NATO coi là mối đe dọa chính đối với liên minh này, và việc kiềm chế Nga đã được chính thức tuyên bố là sứ mệnh mới của NATO.

Theo Tổng thống Nga, các hành động của phương Tây đang khiêu khích Nga và được thực hiện để lôi Nga vào thế đối đầu với phương Tây.

Đức Dũng (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !