Donald Trump - Vị Tổng thống Mỹ 'thích sự ồn ào'

Luôn có những ồn ào xuất hiện xung quanh ông Trump trước và sau khi ông trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), ông Donald Trump đã ấp ủ ý định tranh cử Tổng thống Mỹ từ rất lâu. Trong giai đoạn thập niên 80, ông Trump đã liên tục thay đổi quan điểm ủng hộ đối với 3 đảng là Dân chủ, Cộng hòa và Cải cách.

Cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ 2016 của ông Trump cũng đầy kịch tính và tranh cãi bởi đây là chiến dịch của một ngôi sao truyền hình Mỹ. Theo đó, ông Trump từng đảm nhận vị trí người dẫn chương trình truyền hình thực tế Mỹ.

Bản thân ông Trump cũng thừa nhận, ông đã học hỏi được kinh nghiệm làm sao thu hút sự chú ý của dư luận cũng như duy trì “sức nóng” nhờ quá trình tham gia dẫn chương trình thực tế "The Apprentice" và "The Celebrity Apprentice" tới 14 mùa phát sóng trên đài NBC. Sau 14 mùa dẫn dắt chương trình, ông Trump cho biết ông được trả tổng cộng số tiền là 213 triệu USD.

{keywords}
{keywords}

Sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ năm 2016, trong suốt quá trình cầm quyền, những ồn ào vẫn liên tiếp xuất hiện sau những hành động và lời nói của ông Trump.

Điển hình, ông Trump từng cho rằng Mexico đã đưa những kẻ phạm tội hãm hiếp vượt biên sang Mỹ. Tuyên bố của ông Trump vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ chính phủ Mexico. Chưa hết, ông Trump còn kêu gọi lệnh cấm tạm thời người dân Hồi giáo tới Mỹ, và tuyên bố này cũng đã bị cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối. Hay như việc ông Trump từng cho rằng nên giết thân nhân của những kẻ khủng bố, hoặc tra tấn các nghi phạm khủng bố.

Chưa hết, ông Trump còn nổi tiếng với việc đặt biệt danh miệt thị các đối thủ của mình. Vào năm 2016, ông Trump đã gọi ứng viên đảng Cộng hòa Jeb Bush là "Jeb Bush thiếu năng lượng" hay bà Hillary Clinton là "Hillary lươn lẹo".

Ông Trump còn trở thành vị Tổng thống rút tên Mỹ ra khỏi nhiều thỏa thuận quốc tế nhất như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký kết với Iran mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Sau đó, ông Trump còn tăng thuế đối với mặt hàng sắt và nhôm của Liên minh châu Âu (EU), khơi mào cuộc chiến thương mại và công nghệ với Trung Quốc, cũng như bất đồng với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

{keywords}

Điều đáng nói, khác với những người tiền nhiệm thường giữ thái độ chỉ trích Nga và Triều Tiên, ông Trump lại xây dựng mối quan hệ thân thiết với hai nhà lãnh đạo Nga – Triều là Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Kim Jong-un.

Song ông Trump cũng không ít lần khơi mào “tấn công” những người là đồng minh chứ không phải đối thủ của Mỹ. Cụ thể, ông Trump nhiều lần chỉ trích Thủ tướng Đức Angela Merkel vì chính sách chào đón người nhập cư. Hay như vào năm 2018, ông Trump còn cho đăng tải tuyên bố gây tranh cãi trên Twitter và làm dư luận Đức dậy sóng. Theo đó, ông Trump viết “người Đức đang chuyển sang chống lại nhà lãnh đạo quốc gia”.

Sau khi tham gia hội nghị thượng đỉnh ở Canada, ông Trump còn viết trên Twitter rằng Thủ tướng Justin Trudeau đã “quá yếu kém và không trung thực” trong cuộc chiến áp thuế với Mỹ.

Dù Mỹ hiện là quốc gia đứng số 1 thế giới về số ca mới mắc và tử vong vì Covid-19, nhưng ông Trump vẫn luôn lên tiếng bênh vực những chính sách mà chính quyền của ông thi hành để đối phó với dịch bệnh. Ông Trump cũng không quên đổ lỗi dịch bệnh chính là nguyên nhân khiến kinh tế Mỹ sụt giảm.

Còn trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ năm nay, ông Trump cũng không tha cho ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden. Theo đó, ông Trump mô tả ông Biden là “ứng cử viên tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ”. Đáp trả, ông Biden cho rằng, ông Trump là “vị Tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ”.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Ngay trong giai đoạn vận động tranh cử, ông Trump đã vướng vào ồn ào trốn thuế. Như thông tin từ cuộc điều tra được New York Times công bố hôm 27/9, trong 15 năm trước năm 2016, ông Trump đã có tới 10 năm không đóng thuế thu nhập nhờ khai báo thua lỗ.

Theo báo cáo thuế trong hai thập niên của ông Trump được New York Times thu thập cho biết, ông chỉ trả 750 USD tiền thuế thu nhập trong năm 2016 và thêm 750 USD vào năm 2017. Còn theo AP, các khai báo tài chính cho thấy, ông Trump kiếm được ít nhất 434,9 triệu USD năm 2018, nhưng hồ sơ thuế báo cáo ông lỗ 47,4 triệu USD.

Trong hai năm giữ chức Tổng thống Mỹ, ông Trump kiếm được 73 triệu USD từ các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, bao gồm khoảng 3 triệu USD từ Philippines; 2,3 triệu USD từ Ấn Độ; 1 triệu USD từ Thổ Nhĩ Kỳ.

{keywords}

Vào năm 2017, ông Trump trả 145.400 USD tiền thuế ở Ấn Độ; 156.824 USD ở Philippines so với con số 750 USD tiền thuế mà ông nộp ở Mỹ. Trong các khoản xin giảm thuế, một khoản lớn được ông xin cho các dinh thự, máy bay cùng 70.000 USD cho chi phí làm tóc khi lên truyền hình.

Song tại họp báo ngày 27/9, Tổng thống Trump đã phủ nhận thông tin trốn thuế và khẳng định ông đã đóng "rất nhiều" thuế thu nhập liên bang. "Tôi đã phải trả rất nhiều và tôi đóng rất nhiều thuế thu nhập", ông Trump nói.

Trên thực tế, ông Trump còn từ chối công bố bản khai thu nhập cá nhân để tính mức đóng thuế. Trong khi đây vốn là truyền thống áp dụng trong hàng thập niên qua đối với các ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ. Còn theo số liệu được Văn phòng Đạo đức chính phủ Mỹ công bố, ông Trump đã kiếm được hơn 200 triệu USD từ doanh thu kinh doanh ở nước ngoài từ năm 2016.

Tạp chí Fortune cũng cho biết, khối tài sản của ông Trump là 2,5 tỉ USD tính tới tháng Chín. Nhưng theo Fortune, dịch Covid-19 cũng đã khiến ông Trump thiệt hại 600 triệu USD trong năm nay do dòng tiền từ hoạt động cho thuê văn phòng và lượng khách tới ở trong các khách sạn do ông sở hữu bị sụt giảm mạnh.

{keywords}

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !