Chông gai nào chờ đón Tổng thống Obama trong 2 năm nhiệm kỳ cuối? (2)

Trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2016 và kết thúc nhiệm kỳ 2 năm cuối, ông Obama sẽ còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề nổi cộm trong chính sách đối ngoại như với Nga, Ukraine và Cuba

Ngoài những vướng mắc trong chính sách đối nội đã được đề cập trong bài: "Chông gai nào chờ đón Tổng thống Obama trong 2 năm nhiệm kỳ cuối? (1)", ông Obama còn phải giải quyết các vấn đề bất cập trong chính sách đối ngoại.

"Chiến tranh Lạnh" với Nga:

Vấn đề lớn nhất hiện nay của nước Mỹ là mối quan hệ căng thẳng với Nga như thời Chiến tranh Lạnh liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine.

Moscow từng nhiều lần lên tiếng phủ nhận mọi cáo buộc về việc Nga hỗ trợ tài chính và quân đội cho phe ly khai miền đông Ukraine chống lại quân chính phủ Kiev. Song, Mỹ và EU vẫn khẳng định họ nắm trong tay bằng chứng xác thực và liên tiếp áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Nga.

Chông gai nào chờ đón Tổng thống Obama trong 2 năm nhiệm kỳ cuối? (2) - ảnh 1

Cuộc chiến tại miền đông Ukraine là cái cớ để Mỹ trừng phạt Nga.

Hậu quả, Moscow đã phải chứng kiến tình trạng tăng trưởng kinh tế tụt dốc, đồng rúp rớt giá cộng thêm với giá dầu thế giới giảm mạnh. Đáp trả, Nga cũng tự đưa ra lệnh trừng phạt của riêng mình khi cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng từ châu Âu. Nhưng rõ ràng, Mỹ không phải chịu thiệt hại gì khi áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với Nga mà chính là các đồng minh EU của họ. Bởi Obama đã sớm đưa nước Mỹ rút chân khỏi bãi lầy Đông Âu và đẩy gánh nặng cho EU một tay gánh vác.

Tuy nhiên, Moscow và Washington lại bước vào một “cuộc chiến” mới khi mà lưỡng viện Mỹ thông qua dự thảo “Đạo luật hỗ trợ tự do cho Ukraine” cùng khoản viện trợ 350 triệu USD cho quân đội Kiev.

Chính quyền Moscow cho rằng, việc thông qua đạo luật này chứng tỏ Washington muốn công khai đối đầu với Moscow và đây là một “quả bom tấn” đối với quan hệ song phương.

Theo AP, “Đạo luật hỗ trợ tự do Ukraine 2014” được lưỡng viện Mỹ thông qua hôm 11/12 là cơ sở để áp đặt thêm lệnh trừng phạt với các lĩnh vực quốc phòng và dầu mỏ của Nga. Đạo luật mới này cũng sẽ mở đường cho Washington viện trợ số vũ khí sát thương và phi sát thương cho Ukraine với tổng trị giá 350 triệu USD.

Chông gai nào chờ đón Tổng thống Obama trong 2 năm nhiệm kỳ cuối? (2) - ảnh 2

Xe tăng của quân chính phủ Ukraine tại khu vực miền đông.

Theo đúng quy trình, sau khi được Quốc hội nhất trí, dự thảo sẽ được trình lên Tổng thống Mỹ Barack Obama xem xét. Tới ngày 18/12/2014, ông Obama đã ký "Đạo luật hỗ trợ tự do cho Ukraine". Tuy nhiên, ông Obama chưa có ý định áp đặt ngay lập tức các lệnh cấm vận Nga đã được nêu trong luật.

Mặc dù, giới chức Mỹ thừa nhận rằng những biện pháp trừng phạt chống lại Nga không có hiệu quả như mong đợi, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tin rằng về phương diện nào đó, sự thúc đẩy "cô lập" Nga có thể ảnh hưởng đến các chính sách ở nước này.

Cuộc chiến chống IS:

Trong khi đối đầu với Nga trên mặt trận chính trị, Mỹ đã xây dựng cho mình một liên minh quân sự mới mang quy mô toàn cầu và hùng mạnh để tiến hành không kích nhằm tiêu diệt lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo IS ở Iraq và Syria.

Vậy cục diện cuộc chiến này sẽ đi tới đâu? Liệu chính phủ Mỹ có cho tăng cường các hoạt động quân sự như điều động bộ binh tới tấn công IS? Khả năng này được tính đến là do Quốc hội Mỹ hiện đang nằm trong tay điều hành của phe Cộng hòa. Xét về độ hiếu chiến, phe Cộng hòa vẫn được đánh giá là hiếu chiến hơn phe Dân chủ.

Chông gai nào chờ đón Tổng thống Obama trong 2 năm nhiệm kỳ cuối? (2) - ảnh 3

Khả năng, Mỹ sẽ điều động bộ binh tới tiêu diệt lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS tại Trung Đông.

Với cuộc chiến tại IS, Tổng thống Obama đã nhiều lần kiên quyết không điều động bộ binh tham chiến bởi nó đi ngược lại với quan điểm "không để lính Mỹ chết trên chiến trường nước ngoài".

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, dưới sức ép của phe Cộng hòa, có thể Tổng thống Obama sẽ một lần nữa điều bộ binh tiêu diệt phiến quân IS. Ngoài ra, nếu quyết định điều bộ binh tiêu diệt IS của ông Obama thu được thắng lợi, phe Dân chủ nói chung và Tổng thống Obama nói riêng sẽ giành thêm lợi thế trong cuộc bầu cử vào năm 2016.

Kiềm chế Trung Quốc thông qua chiến lược "trục châu Á"

Ở nhiệm kỳ đầu tiên, ông Obama tỏ ra là con người ôn hòa và đây là lý do Tổng thống Mỹ được trao giải Nobel hòa bình. Song, với nhiệm kỳ thứ hai, ông Obama đã cứng rắn hơn nhiều.

Điển hình, chính quyền của Tổng thống Obama đã có những hành động và cam kết thi hành chính sách "xoay trục châu Á" nhằm kiềm chế sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.  

Trong đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel từng thực hiện các chuyến công tác dài ngày tới Nhật Bản và Hàn Quốc, hai quốc gia đồng minh lớn nhất của Mỹ tại châu Á. Những chuyến thăm này nhằm thể hiện sự quan tâm đặc biệt và chú trọng xây dựng một thế trận quốc phòng vững chắc trong khu vực nhằm bảo vệ các đồng minh của Washington trước mối đe dọa tấn công từ Trung Quốc.

Chông gai nào chờ đón Tổng thống Obama trong 2 năm nhiệm kỳ cuối? (2) - ảnh 4

Chính sách "xoay trục châu Á" của Mỹ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc.

Thậm chí, Mỹ còn tiến hành sửa đổi mối quan hệ hợp tác quốc phòng nhằm thắt chặt quan hệ với Nhật Bản. Ngoài ra, Washington còn quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Cũng như, việc phát triển mối quan hệ sâu sắc hơn với Philippines như điều động thêm lực lượng tới đóng quân thường trực tại quốc gia này. Hải quân Mỹ còn duy trì cam kết đưa 60% lực lượng sang châu Á vào năm 2020.

Liệu những thành công này có đủ để tạo ra hàng rào tin cậy chống lại một Trung Quốc đang ngày càng mạnh cả về tiềm năng kinh tế và quân sự? Theo chuyên gia Zachary Fillingham tại Đại học York (Canada), chiến lược xoay trục đang đưa Mỹ vào một phương trình an ninh, ngăn Trung Quốc áp đặt ý chí của riêng mình lên các nước trong khu vực hay giải quyết tranh chấp đơn phương.

Chông gai nào chờ đón Tổng thống Obama trong 2 năm nhiệm kỳ cuối? (2) - ảnh 5

Sự lớn mạnh nhanh chóng của quân đội Trung Quốc là mối đe dọa với các quốc gia láng giềng trong khu vực.

Tuy nhiên, thời gian và địa lý không đứng về phía Mỹ. Mỗi năm trôi qua, sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Do đó, cam kết của Mỹ cũng cần phải tăng theo để thuyết phục châu Á rằng Mỹ vẫn là đối tác đáng tin cậy dài hạn.

Duy trì cam kết xoay trục cần các yếu tố như ý chí chính trị, tiền bạc và quân sự. Và Bắc Kinh đang chờ đợi Mỹ phân tâm để phản kích. Ví dụ: Trung Quốc đã cam kết gói 20 tỉ USD cho ASEAN vay để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển thương mại.

Đàm phán hạt nhân với Iran:

Trong khi đó, đại diện từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cùng Iran đã tiến hành hàng loạt cuộc thảo luận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. Phương Tây thì nghi ngờ Iran sử dụng chương trình hạt nhân để chế tạo vũ khí, còn Iran luôn bác bỏ các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Chông gai nào chờ đón Tổng thống Obama trong 2 năm nhiệm kỳ cuối? (2) - ảnh 6

Đại diện Mỹ và Iran tham gia cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.

Tuy nhiên, kể từ hồi tháng 12 năm ngoái, chính quyền của Tổng thống Obama đã cho tăng cường nới lỏng các biện pháp phong tỏa tài chính đối với Iran nhằm khích lệ Tehran trong tiến trình đàm phán hiện nay. Ông Obama còn cam kết sẽ giải tỏa tổng cộng gần 12 tỷ USD nếu đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của quốc gia Hồi giáo này.

Song, việc từng bước nới lỏng các biện pháp phong tỏa tài chính cho Iran của chính quyền Barack Obama đã bị các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa chỉ trích mạnh mẽ.

Rút quân khỏi Afghanistan:

Liên quan tới cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan, Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 28/12/2014 đã chính thức kết thúc cuộc chiến kéo dài 13 năm qua tại Afghanistan.

Từ ngày 1/1 năm nay, Lực lượng Hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) gồm 13.500 quân do Mỹ dẫn đầu sẽ chuyển sang vai trò hỗ trợ cho lực lượng an ninh Afghanistan.

Chông gai nào chờ đón Tổng thống Obama trong 2 năm nhiệm kỳ cuối? (2) - ảnh 7

Sau 13 năm tham chiến tại Afghanistan, Mỹ quyết định rút bớt quân về nước.

Tính tới thời điểm này, ISAF đã tổn thất khoảng 3.500 quân, trong đó có 2.224 binh sĩ Mỹ. Lúc cao điểm vào năm 2010, ISAF triển khai khoảng 140.000 quân tại Afghanistan.

Tuy nhiên, chương trình rút quân của liên quân phương Tây diễn ra giữa lúc cuộc chiến chống phiến quân Taleban của lực lượng an ninh Afghanistan đang căng thẳng. Song, Mỹ khẳng định vẫn giữ nguyên kế hoạch rút binh sĩ ở Afghanistan trong hai năm tới, dần dần giảm bớt lực lượng từ mức hiện tại là 10.800 quân nhân. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ chỉ còn duy trì khoảng 2.500 binh sĩ ở Afghanistan và hầu hết trú đóng quân tại thủ đô Kabul.

Bình thường hóa quan hệ với Cuba:

Dấu mốc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong năm 2014 phải kể tới quyết định xóa bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Cuba.

Sau 18 tháng đàm phán bí mật, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 17/12/2014  đã tuyên bố đạt được bước tiến lịch sử hướng tới bình thường hóa quan hệ song phương.

Chông gai nào chờ đón Tổng thống Obama trong 2 năm nhiệm kỳ cuối? (2) - ảnh 8

Cuộc sống thường nhật của người dân Cuba.

Trong thông điệp liên bang hôm 20/1, Tổng thống Mỹ đã khẳng định trước Quốc hội do đảng Cộng hòa toàn quyền kiểm soát rằng: “Chúng ta sẽ kết thúc một chính sách đã tồn tại quá lâu và đã lỗi thời”.

Tuy nhiên, để thực hiện mong muốn khôi phục quan hệ với Cuba, chính phủ của Tổng thống Mỹ Obama phải cần đến sự đồng thuận của Quốc hội, nơi quyền quyết định cuối cùng thuộc về các nghị sĩ Cộng hòa đang kiểm soát cả 2 viện.

Trước đó, hôm 15/1, Mỹ đã tuyên bố hàng loạt biện pháp nhằm nới lỏng lệnh cấm vận suốt nửa thế kỷ qua với Cuba, cho phép Havana mở rộng các hoạt động du lịch, thương mại và tài chính. Động thái này diễn ra sau khi chính quyền Tổng thống Barack Obama cho hay Cuba đã thực hiện đầy đủ cam kết trả tự do cho 53 tù nhân chính trị.

MINH THU (tổng hợp)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !