Chặng đường ngoại giao gian nan giữa Mỹ và Triều Tiên trong hơn 30 năm

Tạp chí Foreign Policy cho biết, Tổng thống Donald Trump đã khiến cả thế giới bất ngờ khi tuần trước ông đồng ý gặp gỡ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mặc dù căng thẳng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chưa hạ nhiệt.

Đây là cuộc gặp mặt lịch sử, bởi trước đây chưa từng có một đời Tổng thống Mỹ nào gặp gỡ trực tiếp một lãnh đạo Triều Tiên. Tất cả các cuộc hội đàm trước đây đều phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm chuẩn bị, trong khi ông Trump và ông Kim có thể sẽ gặp nhau vào tháng 5 tới, buộc các quan chức ngoại giao phải gấp rút chuẩn bị trong một vài tháng.

Trong khi đó, nhiều vị trí quan trọng trong Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa được khỏa lấp, trong đó có Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il uống rượu vang cùng Ngoại trưởng Mỹ Madelaine Albright dưới thời Tổng thống Bill Clinton.

Cũng khác với những lần trước đây, chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng đã phát triển vượt bậc. Theo bà Jenny Town của Viện Nghiên cứu Mỹ - Hàn thuộc Đại học Johns Hopkins, Triều Tiên sẽ tham gia bất kỳ các cuộc tọa đàm nào “với một vị thế lớn hơn nhiều so với trước”.

Các chuyên gia cũng có những ý kiến trái chiều nhau về cuộc gặp mặt Trump – Kim. Một số người cho rằng cuộc gặp này sẽ có lợi cho ông Kim khi nó buộc Washington phải coi Bình Nhưỡng như một bên ngang hàng. Tuy nhiên cũng có người tin rằng đàm phán vẫn tốt hơn xung đột. Dưới đây là các cuộc hội đàm chính cũng như những cột mốc quan trọng giữa Mỹ và Triều Tiên trước đây.

1985: Triều Tiên ký kết Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Tuy nhiên nước này không thực hiện một thỏa thuận của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

1991: Tổng thống Mỹ George H.W. Bush và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev rút toàn bộ vũ khí hạt nhân chiến lược trên thế giới, trong đó có một số được bố trí tại Hàn Quốc. Vài tháng sau, Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae-woo tuyên bố rằng đất nước của ông sẽ không sản xuất hay tàng trữ vũ khí hạt nhân.

1992: Triều Tiên và Hàn Quốc ký Thỏa thuận chung về Giải giáp Vũ khí Hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, qua đó nhất trí sẽ không thử nghiệm, sản xuất, sở hữu hay triển khai vũ khí hạt nhân, đồng thời cho phép hai nước giám sát nhau để xác nhận có tuân thủ thỏa thuận.

1993: Triều Tiên thông báo về ý định rút khỏi Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân, tuy nhiên đã hoãn quyết định này sau các cuộc thảo luận với Mỹ ở Liên Hợp Quốc. Lúc đó, các cơ quan tình báo Mỹ ước tính rằng Triều Tiên có đủ plutonium để chế tạo một hoặc hai đầu đạn hạt nhân.

1994: Ông Jimmy Carter trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Triều Tiên, và tại đây ông đã đặt nền móng cho các cuộc hội đàm ngoại giao ban đầu. Sau đó, chính quyền Tổng thống Bill Clinton và Triều Tiên ký một thỏa thuận chung nhằm đóng băng chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Phần lớn các chuyên gia đều nhất trí rằng đây là lần gần nhất Washington ký kết được một thỏa thuận thành công với Triều Tiên. Bình Nhưỡng đồng ý ngừng xây dựng lò phản ứng và sản xuất plutonium để được viện trợ nhu yếu phẩm, nhiên liệu và có lợi ích kinh tế khác.

2000: Ông Jo Myong-rok, một quan chức quân đội cấp cao của Triều Tiên đã đến Washington để gặp gỡ Tổng thống Bill Clinton sau khi có những dấu hiệu khả quan trong các cuộc thảo luận của Bình Nhưỡng với Seoul. Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Madeleine Albright đã đến Bình Nhưỡng không lâu sau đó và đã gặp gỡ Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il để mở rộng thỏa thuận đóng băng hạt nhân 1994 và chuẩn bị cho một chuyến thăm có thể diễn ra của Tổng thống Bill Clinton, song cuộc thảo luận này đã thất bại.

Cuộc gặp mặt Trump - Kim đã thu hút những ý kiến trái chiều của các chuyên gia.

2002: Thỏa thuận đóng băng 1994 đã đổ vỡ. Dưới thời Tổng thống George W. Bush, Mỹ có quan điểm cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng. Mỹ cáo buộc Triều Tiền bí mật theo đuổi chương trình làm giàu uranium, trong khi Triều Tiên tố Mỹ không tuân thủ điều kiện đã nêu trong thỏa thuận.

2003: Sau khi thỏa thuận trên đổ vỡ và Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga với Triều Tiên đã cùng nhau có cuộc thảo luận sáu bên, song trong suốt quá trình hội đàm, Bình Nhưỡng kiên quyết không từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

2006: Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên, qua đó châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng ngoại giao mới.

2009: Cuộc đàm phán sáu bên đã đổ vỡ sau khi các bên không thể thống nhất với nhau về việc cho phép các thanh sát viên quốc tế đến Triều Tiên điều tra. Mặc dù vậy, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đến thăm Triều Tiên và đàm phán để trả tự do thành công cho hai nhà báo Mỹ bị giam cầm.

2011: Chủ tịch Kim Jong-il qua đời trong lúc chính quyền Tổng thống Barack Obama hy vọng có thể khôi phục các cuộc đàm phán hòa bình. Con trai là ông Kim Jong-un thay cha lên nắm quyền.

2012: Tổng thống Obama đã cố gắng thúc Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán bằng cách xiết chặt cấm vận kinh tế. Tuy nhiên lãnh đạo Kim Jong-un đã rút khỏi thỏa thuận cho phép Mỹ viện trợ kinh tế và đổi lại Triều Tiên phải ngừng chương trình vũ khí hạt nhân và cho phép thanh sát viên quốc tế vào Triều Tiên. Trong khi đó, Triều Tiên đã có những bước dài trong quá trình phát triển vũ khí hạt nhân.

2016 – 2017: Tổng thống Donald Trump đã đưa ra những lời đe dọa mạnh mẽ đối với Triều Tiên, đe dọa sẽ dùng “ngọn lửa cuồng nộ” tấn công đất nước này nếu họ tiếp tuc leo thang căng thẳng. Triều Tiên đã thử nghiệm một loạt các cuộc thử nghiệm tên lửa cùng với cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ sáu, được cho là có sức công phá mạnh nhất từ trước tới nay.

2018: Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã giúp đỡ để các cuộc thảo luận giữa ông Trump và ông Kim được diễn ra, sau những động thái của Mỹ và Triều Tiên tại Thế vận hội Mùa đông. Chính quyền Trump nói rằng chính biện pháp gây sức ép kinh tế và ngoại giao đã buộc Triều Tiên phải đàm phán.

Ông Trump sau đó đã đồng ý gặp mặt ông Kim Jong-un vào khoảng cuối tháng 5 tới, mặc dù Triều Tiên vẫn chưa chấp nhận đề nghị này của Tổng thống Mỹ.

Anh Tuấn (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !