Báo Pháp tiết lộ "bí quyết" lãnh đạo của Tổng thống Nga Putin

Tờ Figaro của Pháp chỉ ra rằng, Tổng thống Putin, với nền tảng kiến thức đáng kinh ngạc, đã dẫn dắt nước Nga liên tiếp giành thắng lợi tại hầu hết các cuộc xung đột địa chính trị, và đây chính là ưu thế của nhà lãnh đạo Nga so với các đồng nghiệp phương Tây của mình.

Báo Pháp tiết lộ bí mật tạo nên thành công quốc tế của Tổng thống Putin

Trong bài viết mới ra, tờ Figaro của Pháp cho biết, trong những năm qua, Nga đã gặt hái được nhiều thắng lợi tại hầu hết các cuộc xung đột địa chính trị quốc tế, và lý do cho điều này là nền tảng học vấn cũng như kiến thức uyên bác của Tổng thống Vladimir Putin.

Tờ báo trích dẫn một ví dụ, đó là tình huống ông Putin cắt ngang bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Alexander Tkachev, khi đó đang đề cập đến việc cung cấp thịt lợn cho Indonesia. Tổng thống giải thích rằng Ngài Bộ trưởng đã mắc sai lầm, vì Indonesia là một quốc gia Hồi giáo, nơi 87% người dân theo đạo Hồi, nên không thể cung cấp thịt lợn cho họ được. Không giống như các nhà lãnh đạo thế giới khác, ông Putin nhận thức được sự khác biệt về văn hóa trong giáo dục và tư duy của các quốc gia khác, điều đó cho phép ông theo đuổi một chính sách chu đáo hơn, tờ báo lưu ý.

Tờ báo cũng phân tích, trong nhiều năm nay, các nhà lãnh đạo phương Tây, những người hoàn toàn không hiểu vấn đề này, đã ra sức chống lại sự khác biệt. Ví dụ, như việc cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy và cựu Tổng thống George Bush khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình, do không hiểu biết sự khác biệt giữa người Shiite và người Sunni, đã đưa ra những sai lầm nghiêm trọng trong chính sách của họ ở Trung Đông. Điều tương tự cũng xảy ra với các nhà lãnh đạo hiện tại. Ví dụ, ông Donald Trump nhầm lẫn Áo và Úc, còn ông Emmanuel Macron gọi Guiana (phần lãnh thổ của Pháp ở Nam Mỹ) là một hòn đảo, tờ báo cho biết thêm.

Tổng thống Mỹ Trump, Tổng thống Pháp Macron (phải)

Kiến thức thiếu hụt của lãnh đạo của phương Tây về địa lý đã dẫn họ đi đến sự hiểu lầm hoàn toàn về các vấn đề địa chiến lược quốc tế quan trọng và mong muốn có được lợi ích ngắn hạn. Tờ Figaro lấy ví dụ, những người Hồi giáo Mali được coi là đi ngược với lợi ích Pháp, nhưng ở Syria họ lại được coi là đồng minh chống lại Bashar al-Assad.

Lý do cho điều này, như tờ Figaro lý giải, là do phương Tây có hệ thống giáo dục yếu kém. Ví dụ, địa lý không nằm trong chương trình giảng dạy bắt buộc tại trường học ở Hoa Kỳ và trong các cơ sở giáo dục của Pháp, môn học này gần như không được chú ý. Lý do thứ hai là sự thiếu quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo phương Tây. Họ chỉ quan tâm đến các vấn đề kinh tế và tài chính hoặc thậm chí nhiều chủ đề vô dụng hơn.

Do đó, họ không có chiến lược dài hạn rõ ràng cho phép bản thân hiểu, ai là kẻ thù và ai là bạn bè, quốc gia nào không nên để mất cân bằng nhằm duy trì hòa bình trên toàn thế giới, và mối quan hệ quyền lực thực sự giữa các quốc gia là gì. Tất cả điều này dẫn đến vô số sai lầm địa chính trị, mà cả thế giới hiện phải trả giá. Minh chứng cho việc này là sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo - hậu quả từ sự tàn phá Iraq của người Mỹ năm 2003 và sự hỗ trợ cho phiến quân vũ trang ở Syria.

Nhưng đồng thời, điều đó giải thích tại sao Nga, với chiến lược rõ ràng ở tất cả các khu vực trên thế giới, liên tục giành chiến thắng trong hầu hết các cuộc xung đột trên thế giới, mặc dù so về tài nguyên chính trị, kinh tế và quân sự, các nước phương Tây mạnh hơn nhiều.

Trí Đức (Lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !