Ai Cập: người Hồi giáo chiến thắng, phương Tây lo ngại

Trong khi người Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới ăn mừng chiến thắng của lãnh đạo đảng Anh em Hồi giáo trong cuộc bầu cử ở Ai Cập thì phương Tây, các quốc gia vùng Vịnh và Israel chào đón tân tổng thống Ai Câp với sự thận trọng và lo lắng.

Ai Cập: người Hồi giáo chiến thắng, phương Tây lo ngại

Biển người Ai Cập ăn mừng tổng thống mới

Cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak 'chết lâm sàng'

Ai Cập: người Hồi giáo chiến thắng, phương Tây lo ngại

Tân tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi.

Cuộc bầu cử tại Ai Cập được theo dõi sát sao từ dải Gaza đến vùng Vịnh, ứng cử viên của đảng Anh em Hồi giáo Mohamed Morsy đã giành chiến thắng trước cựu tướng quân đội Ahmed Shafik trong một sự kiện có tính lịch sử và có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới Ai Cập.

“Quốc gia Ai Cập không chỉ bầu tổng thống cho chính đất nước Ai Cập mà còn cho cả các quốc gia Ả rập và Hồi giáo nữa”, Fawzi Barhoum, phát ngôn viên của nhóm Hamas tại dải Gaza nhận xét và cho biết ông hi vọng rằng tân tổng thống Morsy sẽ chấm dứt mối quan hệ hợp tác giữa Ai Cập với Israel.

Mặc dù Israel đã tìm mọi cách để làm suy yếu Hamas, nước này cũng đã lên tiếng tôn trọng chiến thắng của ông Morsy và “tiến trình dân chủ”, đồng thời mong muốn chính quyền mới ở Cairo sẽ duy trì các thành quả hòa bình mà chính quyền của nhà độc tài bị lật đổ Hosni Mubarak đã có được trong 33 năm qua.

Nhìn nhận chiến thắng này qua lăng kính của các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả rập khiến một loạt các nhà lãnh đạo bị lật đổ ở Tunisia, Libya, Yemen và cả Ai Cập, những người Hồi giáo cho biết họ coi chiến thắng của ông Morsy là bằng chứng cho thấy cuộc cách mạng của họ đang tiến tới tương lai tốt đẹp.

“Cảm ơn vì Mohamed Morsy đã trở thành Tổng thống Ai Cập”, Mohammed al-Qahtani một nhà đồng sáng lập Hiệp hội quyền chính trị và nhân quyền, một nhóm hoạt động vì dân chủ, nhận xét.

“Đây là chiến thắng của các cuộc cách mạng Ả rập”, ông viết trên trang mạng xã hội Twitter.

Hoa Kỳ, quốc gia hỗ trợ quân sự lớn cho Ai Cập, hoan nghênh kết quả bầu cử nhưng nói rõ rằng nước này hi vọng ông Morsy sẽ đảm bảo ổn định và không chuyển sang chiều hướng cực đoan.

“Chúng tôi tin rằng điều quan trọng đối với vị tổng thống được bầu lên Morsy là trong thời khắc lịch sử này phải có những bước đi để thúc đẩy đoàn kết dân tọc bằng cách tiếp xúc với tất cả các đảng phái và các cử tri để bàn bạc về cách thức hình thành chính phủ mới”, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney phát biểu và kêu gọi nhà lãnh đạo mới của Ai Cập tiếp tục khiến nước này là “thành trì của hòa bình trong khu vực”.

Cộng hòa Hồi giáo Iran đã bày tỏ lòng kính trọng vô biên đến những người mà nước này gọi là “những tử sĩ của cuộc cách mạng (Ai Cập)”, những người mà Iran cho rằng đã mở ra “một tầm nhìn xán lạn cho nền dân chủ”.

“Phong trào cách mạng của nhân dân Ai Cập đang ở những giai đoạn cuối cùng của kỉ nguyên phát triển mới của Trung Đông và của phong trào Thức tỉnh Hồi giáo”, Bộ ngoại giao Iran phát biểu.

Tại Ả rập Xê út, quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, chính phủ vẫn giữ im lặng. Mối quan hệ giữa nước này và đảng Anh em Hồi giáo vẫn không tốt đẹp và nhiều quan chức của Ả rập Xê út cáo buộc đảng này hậu thuẫn cho các đòi hỏi thay đổi nền chính trị ở nước này.

Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng Ả rập vẫn sẽ phải hợp tác với Tổng thống mới của Ai Cập.

“Tôi nghĩ rằng người Ả rập Xê út sẽ thực dụng về vấn đề này. Càng ngày họ sẽ nhận thấy hai nước có nhiều lợi ích chung về kinh tế, chính trị, và cách đối phó với Iran”, nhà báo Ả rập Xê út Jamal Khashoggi nhận xét.

Ai Cập: người Hồi giáo chiến thắng, phương Tây lo ngại

Người dân Ai Cập đổ ra quảng trường Tahrir Square ở thủ đô Cairo để ăn mừng chiến thắng của ứng cử viên đảng Anh em Hồi giáo Mohamed Morsi.

Trưởng ban chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Châu Âu là bà Catherine Ashton cho rằng cuộc bầu cử là cột mốc chính trong công cuộc chuyển giao dân chủ ở Ai Cập và bà hi vọng rằng tổng thống mới của nước này sẽ là “người đại diện cho sự đa dạng của Ai Cập”.

Tại Anh, Ngoại trưởng nước này William Hague đã chào đón chiến thắng của ông Morsy một cách khá lặng lẽ, ông đề nghị thiết lâp các cầu nối và bảo vệ nhân quyền cho phụ nữ và các nhóm tôn giáo thiểu số.

Thổ Nhĩ Kỳ, một nước ngày càng đóng vai trò quan trọng trong khu vực, cho rằng chiến thắng của ông Morsy phản ánh nguyện vọng của nhân dân nhưng ông Morsy còn nhiều điều phải làm. “Các thử thách quan trọng đang chờ đón vị tổng thống mới, người dẫn dắt nhân dân Ai Cập đến nền dân chủ tự do và đa nguyên mà họ xứng đáng có”, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói.

Trên khắp vùng Vịnh, các nước phản ứng khá thận trọng.

Tại Tiểu các vương quốc Ả rập thống nhất, chính phủ nước này tuyên bố tôn trọng “sự lựa chọn của nhân dân Ai Cập trong bối cảnh nước này đang tiến đến nền dân chủ”.

Dahi Khalfan, lãnh đạo lực lượng cảnh sát Dubai, tỏ ra nghi ngờ. Ông cho rằng chiến thắng này là “một sự lựa chọn không may mắn” và “ Hậu quả của lựa chọn này sẽ không nhẹ nhàng đối với những người dân thường đáng thương”.

Trong khi đó, nhiều người dân Ai Cập đang sống ở nước ngoài thể hiện sự nhẹ nhõm khi nghe kết quả bầu cử và cho biết họ cảm thấy quê hương họ cuối cùng đã có cơ hội để phát triển đi lên.

Tại thủ đô Riyadh của Ả rập Xê út, Abdulhamid Saraya, 60 tuổi và là một kĩ sư lưu vong, cho rằng chiến thắng của ông Morsy như một dòng nước khơi thông.

“Tôi cảm thấy hạnh phúc là chúng tôi đã chấm dứt 30 năm bất công. Thất bại của ứng cử viên Ahmed Shafik là dấu chấm hết cho thời kì đen tối buộc chúng tôi phải rời bỏ quê hương và sống ở nước ngoài, chúng tôi dành phần lớn cuộc đời trốn chạy khỏi bất công và điều kiện sống nghèo khổ”, ông nói.

Lê Dung

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !