Thế giới sẽ có thêm 1 quốc gia sau xung đột Armenia - Aizerbaijan?

Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan tuyên bố, nếu chiến sự tại khu vực xung đột không ngừng lại và phát triển theo chiều hướng toàn diện thị Armenia sẽ công nhận nền độc lập của Cộng hòa Nagorno-Karabakh.
Thế giới sẽ có thêm 1 quốc gia sau xung đột Armenia - Aizerbaijan? - ảnh 1

Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan

Hôm mùng 4/4 phát biểu trong cuộc họp với đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Armenia lên quan tới tình hình căng thẳng gia tăng tại khu vực xung đột Karabakh. Tổng thống nước này – ông Serzh Sargsyan tuyên bố, nếu chiến sự tại khu vực xung đột không ngừng lại và phát triển theo chiều hướng toàn diện thị Armenia sẽ công nhận nền độc lập của Cộng hòa Nagorno-Karabakh.

“Tình hình chiến sự gia tăng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường và lan tràn trên quy mô lớn. Điều này tất nhiên không chỉ ảnh hưởng tới an ninh và ổn định của khu vực Nam Caucasus mà còn cả thềm lục địa châu Âu” - người đứng đầu Nhà nước Armenia nói.

Ông Sargsyan nhấn mạnh, Armenia và Cộng hòa Nagorno-Karabakh ủng hộ ngừng chiến và khôi phục lại thỏa thuận ngừng bắn được thông qua năm 1994 cũng như sự trở lại của các lực lượng quân sự tại căn cứ của mình như trước ngày 1/4/2016.

“Không có cái gọi là “ngừng bắn đơn phương” vì thỏa thuận ngừng bắn mà Azerbaijan ký kết vào năm 1994 vẫn còn hiệu lực. Azerbaijan nên thực hiện theo tinh thần của của thỏa thuận này như là nghĩa vụ quốc tế. Cộng hòa Karabakh cũng là một bên của thỏa thuận và Baku cần phải bắt đầu đàm phán trực tiếp với chính quyền Karabakh dù họ muốn hay không” – Tổng thống Armenia tiếp tục và bổ sung thêm, mỗi một trường hợp vi phạm thỏa thuận ngừng bắn sẽ bị điều tra và đánh giá chi tiết vì đây là sự đảm bảo cho quá trình đàm phán (diễn ra) thành công.

Trước đó tờ EADaily đưa ra thông báo, đêm ngày 2/4 chiến sự nổ ra xung quanh vùng giáp giới với khu vực xung đột Karabakh: các cuộc giao tranh ác liệt bắt đầu, sau đó các bên tham gia (xung đột) đã cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan tiếp đó đã tuyên bố, hưởng ứng lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Baku “đơn phương tạm thời ngừng phản công và các biện pháp đáp trả tại vùng lãnh thổ bị Armenia chiếm đóng”.

Tuy vậy, sáng ngày 3/4 chiến sự lại tiếp tục. Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Viện trợ nhân đạo của Liên hợp quốc, cuối tuần qua có ít nhất 33 người thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương trong các cuộc giao tranh ở Karabakh.

Nagorno-Karabakh là vùng đất ở phía Nam Caucasus (Kavkaz), nằm giữa vùng hạ Karabakh và Zangezur trên khu vực phía đông nam dãy Kavkz. Hầu hết địa hình là đồi núi và rừng, có diện tích 8.223 kilômét vuông. Đây là vùng sinh sống của người Armenia từ xa xưa.

Trước Cách mạng tháng 10 Nga, cả Armenia và Azerbaijan đều là thuộc địa của Nga. Năm 1918, khi Armenia và Azerbaijan thành lập chính quyền Xô Viết, cả hai nước đã có tranh chấp đối với vùng đất này.

Thế giới sẽ có thêm 1 quốc gia sau xung đột Armenia - Aizerbaijan? - ảnh 2

Xung đột Karabakh

Ở thời kỳ Liên bang Xô viết, Nagorno-Karabakh là một tỉnh tự trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Azerbaijan vào năm 1923. Năm 1991, sát trước thời điểm Liên Xô sụp đổ, xung đột quân sự đã nổ ra tại đây giữa Armenia và Azerbaijan.

Một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh và khu vực Shahumian giáp giới với Armenia với kết quả là Cộng hòa Nagorno-Karabakh tuyên bố độc lập, đặt thủ đô tại thành phố Stepanakert, vốn là thủ phủ của tỉnh tự trị Nagorno-Karrabakh. Tuy nhiên, Liên hợp quốc không công nhận thực thể địa chính trị này.

Xung đột ở Nagorno-Karabakh kéo dài trong 7 năm (1988-1994) giữa Armenia và nước Cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh được Armenia bảo trợ với Azerbaijan.

Các cuộc xung đột nổ ra không bao lâu sau khi Quốc hội Nagorno-Karabakh, một tỉnh tự trị thuộc Azerbaijan, bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập Armenia ngày 20-2-1988. Tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan là kết quả của sự bất bình kéo dài từ phía cộng đồng người Armenia ở Nagorno Karabakh do sự cấm đoán tự do tôn giáo và văn hóa bởi chính quyền Azerbaijan.

Nhưng quan trọng hơn đây là cuộc xung đột tranh giành lãnh thổ. Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Khi Azerbaijan tuyên bố độc lập và cách chức chính quyền Nagorno Karabakh, cộng đồng Armenia chiếm tuyệt đại đa số dân cư ở tỉnh này bỏ phiếu tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan và tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nagorno-Karabakh.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo “EADaily”, một trong những tờ báo điện tử uy tín, có lượng truy cập lớn.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !