Thế giới chi 1,75 nghìn tỷ USD cho quân sự

Lần đầu tiên sau 15 năm, chi tiêu quốc phòng của cả thế giới đã giảm nhưng mức chi tiêu của Mỹ vẫn chiếm đến 4/10 tổng chi tiêu quân sự toàn cầu và vẫn cao hơn 69% so với năm 2001.

Các “kẻ thù” cũ của Mỹ, Nga và Trung Quốc đang vung tiền ra chi nhiều hơn cho các hệ thống vũ khí mới. Ngoài ra, các quốc gia từ Ả Rập Saudi cho đến Algeria cũng đang chi hàng tỷ USD để nâng cấp kho vũ khí của họ. Số liệu dựa trên bảng xếp hạng chi tiêu quân sự thế giới hàng năm được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) biên soạn và cho biết.

“Có một sự thay đổi trên toàn cầu từ phương Tây sang các nước khác”, Elisabeth Skons, Giám đốc chương trình SIPRI châu Phi cho biết, “nó liên quan nhiều đến tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn là các yếu tố liên quan đến an ninh”.

Báo cáo của SIPRI cho biết các quốc gia trên toàn thế giới đã chi đến 1,75 nghìn tỷ USD trong năm 2012 cho ngân sách quân sự, biểu thị một con số đáng ngạc nhiên. Chi tiêu quân sự của Nga tăng 16% trong năm ngoái, trong khi Trung Quốc – nước đầu tư cho vũ khí quân sự lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ - tăng chi tiêu cho mảng quốc phòng lên mức 7,8%. Trong số các quốc gia Trung Đông công khai ngân sách quân sự, một số nước tích cực đẩy mạnh khả năng quân sự của mình, sử dụng nguồn thu tăng vọt từ dầu mỏ để mua máy bay chiến đấu đắt tiền và hệ thống tên lửa hiện đại. Ả Rập Saudi tăng chi tiêu quân sự ở mức 12% trong năm 2012, trong khi Oman tăng một con số khổng lồ, 50%.  

Mặc dù vậy, chi tiêu quân sự trên toàn cầu lần đầu tiên giảm sút trong vòng 15 năm. Đáng buồn thay, SIPRI cho biết sự sụt giảm này không bao hàm một quãng thời gian hòa bình hơn trong thế giới. Sự sụt giảm chủ yếu do Mỹ kết thúc cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan và cắt giảm ngân sách hoạt động quốc phòng của họ.

Chi tiêu quân sự Mỹ giảm 6% trong năm 2012, xuống còn 682 tỷ USD, và sẽ tiếp tục cắt giảm tiếp 87 tỷ USD trong kế hoạch năm 2013. Sự cắt giảm đã gây ra giận dữ trong Bộ Quốc phòng Mỹ. Bộ trưởng Chuck Hagel đã nói với Ủy ban Quân vụ hôm thứ Năm (11/4) rằng sứ mệnh của mình là “không để trái tim rời khỏi Lầu Năm Góc”.

Thế giới chi 1,75 nghìn tỷ USD cho quân sự - ảnh 1
Lầu Năm Góc - Mỹ

Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng đã tạo ra ít nhiều vết lõm trong sự thống trị của Lầu Năm Góc giữa các cường quốc quân sự, tuy nhiên không hoàn toàn loại bỏ nó. Trong năm 2012, Mỹ vẫn chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn so với tổng chi của 10 nước kế tiếp cộng lại. Và mặc dù một số nước đã tăng gần gấp 3 lần chi tiêu quân sự của họ trong quá khứ, như Algeria tăng 189% hay Ả Rập Saudi tăng 110% kể từ năm 2003, lực lượng quân sự của họ vẫn có quá nhỏ bé so với Mỹ.

Tuy nhiên, sự thay đổi sức mạnh áp đảo của Mỹ là có thực. Theo IHS, Công ty tư vấn quốc phòng có trụ sở ở London, các quốc gia đứng đầu châu Á-Thái Bình Dương về quân sự như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc đã chi tiêu khoảng 285 tỷ USD trong năm 2011, bằng khoảng 40% chi tiêu của Mỹ. Tuy nhiên, theo Paul Burton, quản lý cấp cao của Công ty Hàng không vũ trụ và dự báo quốc phòng cho biết, khoảng cách đó có thể thu hẹp chỉ còn 20%.

Một trong những phát hiện đáng chú ý nhất của SIPRI là “Trong năm 2012, tỷ lệ chi tiêu quân sự của Mỹ đã xuống dưới mức 40% tổng mức chi tiêu toàn thế giới, mức giảm thấp nhất lần đầu tiên kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô 24 năm trước đây”. Tuy nhiên, điều đáng nói là chi tiêu quân sự Mỹ vẫn chiếm đến 4/10 tổng chi tiêu quân sự toàn cầu và nó vẫn cao hơn 69% so với năm 2001. “Mỹ vẫn đứng số một, sức mạnh quân sự thực sự rộng lớn và bao la”, ông Burton nhận định, “các quốc gia khác đang cố gắng bắt kịp”.

Đối với các quốc gia phương Tây, suy thoái kinh tế đã làm cho quá trình chạy đua trở nên khó khăn. Một số quốc gia đã cắt giảm kế hoạch để có được chương trình Joint Strike Fighter (JSF), một hệ thống của Mỹ được thiết kế để thay thế các máy bay chiến đấu đã lão hóa. Nhưng suy thoái kinh tế đã buộc các quốc gia này phải tính toán lại ngân sách quân sự dài hạn của mình. Italia, Canada và Hà Lan đang xem xét lại tất cả các kế hoạch mua máy bay phản lực mới, được sản xuất bởi Lockheed Martin. 

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !