Thế giới "cạn kế sách" trừng phạt Triều Tiên?

Bị quốc tế cấm vận, cô lập, Triều Tiên chưa bao giờ tỏ ra "nao núng" và chấp nhận "thuận" theo những áp đặt của cộng đồng quốc tế.
Mặc dù, Liên Hiệp Quốc đã áp đặt lệnh trừng phạt sau khi Triều Tiên tiến hành 2 vụ thử nghiệm hạt nhân vào năm 2006 và 2009, song cho tới nay, Triều Tiên vẫn tiếp tục thực hiện các vụ phóng tên lửa - một động thái cho thấy các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế dường như vô hiệu lực với Bình Nhưỡng.

Thế giới
Binh sĩ Triều Tiên canh gác tên lửa Unha-3 trong vụ thử nghiệm hồi tháng 4

Nhiều chuyên gia tỏ ra quan ngại trước khả năng cộng đồng quốc tế đã "cạn kế sách" để có thể ngăn Triều Tiên không tiến hành thêm bất cứ một cuộc thử nghiệm phóng tên lửa hay vũ khí hạt nhân trong tương lai.

Những phương án trừng phạt được Mỹ và các đồng minh thận cận đưa ra xem chừng bị giới hạn bởi nhiều yếu tố như việc họ chỉ đơn phương áp đặt các lệnh trừng phạt với Triều Tiên. Tuy nhiên, khi xét trên phương diện đa phương hay nói rõ hơn là lệnh trừng phạt được Liên Hiệp Quốc áp đặt, lại vấp phải sự phủ quyết mạnh mẽ của Trung Quốc.

Một quan chức cấp cao trong chính phủ Hàn Quốc cho biết: "Trung Quốc có sức ảnh hưởng lớn tới những quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đặc biệt trong các vấn đề liên quan tới Triều Tiên".

Sau khi Bình Nhưỡng gặp thất bại trong vụ phóng tên lửa hồi tháng 4, Mỹ, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đưa 40 công ty vốn nhà nước của Triều Tiên vào danh sách đen của Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc chỉ đồng ý đưa 3/40 công ty trên vào danh sách cần nhận được "sự chăm sóc đặc biệt" của Liên Hiệp Quốc. Song, Bắc Kinh vẫn lên tiếng ủng hộ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đưa ra lời cảnh báo có hành động đáp trả nếu Bình Nhưỡng tiếp tục tái phạm.

"Sau khi Triều Tiên tuyên bố phóng tên lửa, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã đưa ra hàng loạt biện pháp trừng phạt song quyết định cuối cùng lại phụ thuộc vào Trung Quốc. Trên thực tế, quá trình thảo luận về các lệnh trừng phạt chủ yếu được bàn thảo giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, Mỹ luôn phải thuyết phục Trung Quốc thông qua các biện pháp trừng phạt mới", một nhà ngoại giao cấp cao của Liên Hiệp Quốc cho biết.

Washington và các đồng minh cáo buộc  vụ phóng tên lửa trong tháng 12 này của Triều Tiên thực chất là một thử nghiệm tên lửa đạn đạo trá hình. Đây được xem là một hành động vi phạm lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc đưa ra sau khi Bình Nhưỡng tiến hành 2 vụ thử nghiệm hạt nhân vào năm 2006 và 2009.

Năm 2006, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã cấm Triều Tiên xuất khẩu các mặt hàng xa xỉ, súng, các linh kiện sản xuất tên lửa đạn đạo cũng như các loại vũ khí có sức hủy diệt lớn. Thậm chí, một số cá nhân cũng như công ty cũng đã bị phong tỏa tài sản trên toàn cầu và cấm đi du lịch.

Năm 2009, Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vũ khí và yêu cầu các quốc gia tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động các tàu chở hàng của Triều Tiên.

Mặc dù, Trung Quốc vẫn là một trong những quốc gia lên tiếng hối thúc Triều Tiên ngừng tiến hành vụ phóng tên lửa ngay trong tháng nay, song không rõ áp lực mà Trung Quốc đưa ra sau lời tuyên bố trên. Bởi Trung Quốc được xem là đồng minh thân cận, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất cũng như nhà viện trợ tài chính chủ đạo cho Triều Tiên.

Theo Wang Dong - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Đông bắc châu Á thuộc Đại học Peking University, mặc dù Trung Quốc tỏ ra quan ngại trước hành động phóng tên lửa của Triều Tiên có thể gây bất ổn trong khu vực song khả năng Bắc Kinh sẽ không đồng ý phê chuẩn bất cứ một lệnh trừng phạt nào gây ảnh hưởng lớn tới Bình Nhưỡng trong thời gian tới.

Nếu như vụ phóng tên lửa trong tháng này diễn ra thành công, nó sẽ là dấu mốc quan trọng đánh dấu thành tựu vượt bậc của Triều Tiên trong việc chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) cùng với chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân. Đây được xem là mối đe dọa trực tiếp tới tình hình an ninh quốc gia của Mỹ.

MINH THU

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !