Thất bại ô tô Việt đầu tiên, tài sản nghìn tỷ của Vinaxuki giờ ra sao?

Sau nhiều năm vật vã với giấc mơ ô tô thuần Việt, kỹ sư cơ khí Bùi Ngọc Huyên – Chủ tịch Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) – đành ngậm ngùi nhìn khối tài sản của mình lần lượt tan theo giấc mơ lớn nhất cuộc đời.

Điều đáng tiếc của Vinaxuki là chạy theo giấc mơ xe hơi Việt khi đã thành công với dòng xe tải.

Vinaxuki của ông Bùi Ngọc Huyên từng dẫn đầu thị trường trong nước đối với dòng xe tải hạng nhẹ. Ngày đó, nhà máy Vinaxuki ở Thanh Hóa nhộn nhịp ngày đêm để cho ra thị trường những chiếc xe tải gắn với tên tuổi ông Huyên.

Tuy nhiên, sai lầm về chiến lược phát triển cùng những lý do khách quan khác đã khiến tên tuổi của Vinaxuki rơi dần vào quên lãng. Ông Bùi Ngọc Huyên đã không còn tập trung cho dòng xe tải mà theo đuổi giấc mơ sản xuất ô tô Made in Vietnam trong bối cảnh thị trường đã có sự hiện diện của những “ông lớn” ngoại có tuổi đời cả trăm năm.

Đã có thời điểm, ông Huyên đem chiếc xe hơi đầu tiên của mình đến tham dự triển lãm ô tô tại Triển lãm Giảng Võ. Sự kiện này từng tạo tâm lý hy vọng xen lẫn tự hào, kỳ vọng của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, “đứa con tinh thần” của ông Huyên dù chào đời nhưng mãi mãi không được làm giấy “khai sinh” dù khi đó ông chủ của Vinaxuki từng nhiều lần phản biện chính sách phát triển công nghiệp ô tô.

Ông Bùi Ngọc Huyên, người dành cả sự nghiệp cho ngành ô tô, bên "đứa con tinh thần" dù chào đời nhưng không được khai sinh.

Xuất phát từ nhà máy sản xuất khuôn mẫu và phụ tùng ô tô, tháng 4/2004, Vinaxuki được Thủ tướng Chính phủ cấp giấy phép sản xuất, lắp ráp xe ô tô các loại.

Theo công suất thiết kế, nhà máy có thể sản xuất ra 30 nghìn xe/năm, tạo công ăn việc làm cho hơn 9.000 lao động. Vinaxuki có thể nội địa hóa xe 4 chỗ với tỷ lệ 50%, xe tải trên 40%.

Giai đoạn 2011-2012, ông Huyên từng lên kế hoạch bán cổ phần nhà máy tại Thanh Hóa cho hai nhà đầu tư sản xuất xe khách và xe tải nhẹ. Nhà máy Vinaxuki Thái Nguyên thì mời nhà đầu tư vào phát triển thành cụm công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô. Còn nhà máy ở Vĩnh Phúc sản xuất thân, vỏ xe hình thành chuỗi sản xuất liên tục.

Tuy nhiên, việc các ngân hàng đồng loạt dừng cho vay giữa chừng vì khoản nợ hơn 1.400 tỷ đồng của Vinaxuki đã khiến doanh nghiệp này phải hoạt động cầm chừng rồi sau đó đóng cửa hoàn toàn.

Năm 2015, Vinaxuki đã phải rao bán nhà máy ở Mê Linh để trả nợ, thậm chí bán phần lớn phế liệu, phụ tùng, máy móc để duy trì lương công nhân…

Nhà máy Vinaxuki Mê Linh bị bỏ hoang bấy lâu nay.

Trong hai năm 2017 và 2018, một ngân hàng đã bán tài sản đảm bảo là một số máy móc thiết bị trừ nợ nhưng vẫn còn lại số nợ lên đến 1.315 tỷ đồng. Một số đối tác tìm đến nhà máy gặp ông Huyên để đàm phán mua lại máy móc với giá… sắt vụn.

Được biết, một doanh nghiệp từng đề nghị mua lại toàn bộ các dây chuyền của nhà máy ô tô với giá 670 tỷ đồng để phát triển thương hiệu ô tô của họ, nhưng đáng tiếc đối tác này bất ngờ dừng kế hoạch.

Khi các đối tác lần lượt quay lưng, ông Huyên không thể bán tài sản để trả nợ ngân hàng. Do đó, mới đây nhất, ngày 20/02/2020 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ra thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là khoản nợ của Vinaxuki.

Theo đó, tài sản đấu giá là khoản nợ của Công ty CP Ô tô Xuân Kiên (Công ty Vinaxuki) và Công ty TNHH MTV Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki Thái Nguyên (Công ty Vinaxuki Thái Nguyên).

Tài sản bảo đảm cho khoản nợ gồm: Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội; Máy móc thiết bị tại Nhà máy Vinaxuki Mê Linh; Quyền khai thác mỏ quặng Antimon và dây chuyền tuyển quặng tại Thôn 15, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông; Tài sản gắn liền với đất của Nhà máy Vinaxuki Thái Nguyên tại Khu B-KCN Nam Phổ Yên, Thái Nguyên.

BIDV công bố mức giá khởi điểm cho toàn bộ khối tài sản nói trên tương đương nợ gốc cộng lãi vay tính đến thời điểm BIDV thông báo cho công ty dịch vụ đấu giá triển khai phiên đấu giá đầu tiên. (Tổng dư nợ gốc và lãi tính đến hết ngày 15/9/2019 là: 1.265.111.125.606 đồng).

Số phận của Vinaxuki khiến nhiều người không khỏi xót xa về một giấc mơ ô tô thương hiệu Việt, của người Việt, cho dù đến nay thị trường đã có xe hơi Vinfast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Hiền Anh (Tổng hợp)
Từ khóa: Vinaxuki Ô tô Xuân Kiên Bùi Ngọc Huyên Tài sản của Vinaxuki Đấu giá tài sản của Vinaxuki Giấc mơ ô tô Việt Ngân hàng đấu giá tài sản của Vinaxuki

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.