Thất bại ở Afghanistan khiến châu Âu phải suy nghĩ về việc phòng thủ

Theo Washington Times, việc Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền làm dấy lên hy vọng rằng nước Mỹ sẽ khôi phục lại mối quan hệ giữa châu Âu và châu Mỹ, vốn đã bị phá hủy dưới thời cựu Thống thống Donald Trump.

Tuy nhiên, sự rút lui “thảm hại” của các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khỏi Afghanistan, trong đó Washington đưa ra quyết định mà không tham khảo ý kiến ​​của các đồng minh châu Âu, đã buộc các nước NATO phải suy nghĩ về việc tạo ra lực lượng phản ứng nhanh của riêng mình.

Tổng thống Biden lên nắm quyền cách đây 8 tháng, hứa hẹn sẽ sửa chữa hình ảnh của nước Mỹ trên trường thế giới và khôi phục quan hệ với các đồng minh.

Ông Biden nói rằng, “mối quan hệ này đã bị Tổng thống Trump coi thường và làm suy yếu, trong một số trường hợp chỉ đơn giản là bị bỏ rơi”.

“Nước Mỹ đã trở lại”, ông Biden tuyên bố. Ông thậm chí còn viết một bản báo cáo trên tạp chí Foreign Affairs công khai cáo buộc ông Trump theo đuổi các chính sách đối ngoại đã “khuyến khích các đối thủ của Mỹ và đánh mất đòn bẩy trên trường thế giới”.

{keywords}
Thất bại ở Afghanistan khiến châu Âu phải suy nghĩ về việc phòng thủ. (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, theo Washington Times, lập trường bị chỉ trích rộng rãi của chính quyền ông Biden về việc rút quân khỏi Afghanistan và những suy nghĩ về hợp tác với Taliban vào tháng trước đã khiến nhiều đồng minh lâu năm của Mỹ đặt câu hỏi liệu họ có muốn tiếp tục dõi theo Washington với tư cách là người “lãnh đạo của an ninh thế giới”.

Rạn nứt sâu sắc với Mỹ có thể nhìn thấy rõ nhất ở Tây Âu. Khi Bộ trưởng Quốc phòng của một số đồng minh thân cận nhất của Washington, bao gồm Đức và Pháp, đã thảo luận cởi mở về các đề xuất thành lập lực lượng phòng vệ toàn châu Âu trong hầu hết tuần qua. Các lực lượng này được hình thành là sẽ ít phụ thuộc hơn vào mô hình an ninh tập trung của khối NATO do Mỹ thống trị.

Ngay cả đồng minh “đặc biệt” của Washington là Anh cũng thể hiện sự cứng rắn. Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair hồi tháng trước cho rằng, việc Mỹ vội vàng rút quân khỏi Afghanistan trong bối cảnh Taliban đang tấn công là dựa trên một “khẩu hiệu chính trị sai lầm đó là chấm dứt các cuộc chiến tranh vĩnh cửu”.

Nghị sĩ Pháp Natalie Loiseau, cựu Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu dưới thời Tổng thống Emmanuel Macron, mô tả những bất đồng giữa các đồng minh như sau: “Chúng tôi đã sống với một chút ảo tưởng lớn. Chúng tôi nghĩ rằng Mỹ đã trở lại, nhưng thực tế thì nước này đang rút lui”.

Sự thất vọng của châu Âu bắt nguồn từ cảm giác các đồng minh của Mỹ buộc phải tuân theo sự dẫn dắt của Washington trong việc rút quân khỏi Afghanistan, cho dù họ có đồng ý hay không. Về mặt quân sự, các quốc gia châu Âu đã bất lực trong việc sửa chữa những gì cuối cùng đã biến thành một cuộc rút lui hỗn loạn. Căng thẳng về vấn đề này bùng phát vào cuối tháng trước khi ông Biden, bất chấp sự phản đối từ các đồng minh châu Âu, nhất quyết đáp ứng thời hạn rút khỏi Afghanistan vào ngày 31/8.

Nhiều người ở châu Âu, đặc biệt là Pháp bị kích thích bởi sự phụ thuộc quân sự vào Washington. Các tổng thống Mỹ trước đây thường phàn nàn, các đồng minh NATO không chi tiêu đủ cho quốc phòng. Đồng thời, Mỹ cũng lo ngại về cuộc đàm phán đang diễn ra của quân đội châu Âu thuần túy, mà nước này lo ngại có thể trùng lặp hoặc hoạt động như đối thủ của NATO.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi chiến dịch sơ tán khỏi Afghanistan vừa qua là một trong những cuộc không vận lớn nhất lịch sử và Mỹ đã thành công mỹ mãn. (Ảnh: Reuters)

Theo Washington Times, “các sự kiện ở Afghanistan đã thổi luồng sinh khí mới vào những tranh chấp này. Các quan chức EU hiện đang chuẩn bị một tài liệu chiến lược sẽ được công bố vào cuối năm nay. Họ sẽ tạo ra một lực lượng phản ứng nhanh của châu Âu để có thể triển khai bên ngoài các cấu trúc của NATO”.

Hơn nữa, ít ai nghi ngờ rằng ông Biden sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn hơn nữa trong nỗ lực làm việc với các đồng minh châu Âu về các vấn đề như biến đổi khí hậu, quan hệ với Trung Quốc và Nga cũng như các thỏa thuận thương mại.

Cựu Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt cho biết: “Kỳ vọng khi ông Biden lên nắm quyền có thể là quá cao, nhưng chúng không thực tế. Câu nói ‘Nước Mỹ đã trở lại’ hứa hẹn một thời kỳ hoàng kim trong mối quan hệ của chúng ta. Nhưng điều đó không xảy ra và trong một khoảng thời gian khá ngắn đã có sự thay đổi. Sự vắng mặt hoàn toàn của các cuộc tham vấn về việc rút quân khỏi Afghanistan đã để lại một vết sẹo rất lớn”.

Trước đó, Tổng thống Joe Biden tuyên bố về việc hoàn tất tiến trình rút quân khỏi Afghanistan, sau gần 20 năm quân đội Mỹ hiện diện tại quốc gia Tây Nam Á này.

Chiều tối ngày 30/8, Tổng thống Biden cảm ơn các chỉ huy của quân đội Mỹ, những nam, nữ quân nhân thuộc quyền, vì họ thực hiện chiến dịch rút quân nguy hiểm từ Afghanistan như kế hoạch đã định vào sáng sớm ngày 31/8 (giờ Kabul), mà không có thêm thiệt hại về sinh mạng của người Mỹ.

Tuyên bố nêu rõ, 17 ngày qua, các binh sỹ Mỹ thực hiện cuộc không vận lớn nhất trong lịch sử, sơ tán hơn 120.000 công dân Mỹ, công dân các nước đồng minh và các đồng minh người Afghanistan. Các binh sỹ đã thực hiện điều đó với lòng dũng cảm, sự chuyên nghiệp và quyết tâm chưa từng có. Giờ đây, 20 năm hiện diện quân sự của Mỹ ở Afghanistan đã kết thúc.

Công chức liên bang Mỹ sẽ bị sa thải nếu từ chối tiêm vắc-xin Covid-19?

Công chức liên bang Mỹ sẽ bị sa thải nếu từ chối tiêm vắc-xin Covid-19?

RIA dẫn lời người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, các công chức liên bang Mỹ có thể bị sa thải vì từ chối tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !