Thành phố cổ Jerusalem sau 50 năm cuộc chiến tranh Sáu ngày
Từ đó đến nay, những mâu thuẫn trong lòng Israel và những xung đột giữa Tel Aviv với các nước láng giềng vẫn âm thầm kéo dài và không có dấu hiệu sẽ sớm đạt được thỏa thuận hòa giải.
Reuters đã tập hợp những hình ảnh trước đây và bây giờ để thấy được sự thay đổi sau 50 năm.
Trước kia, vị trí các binh đoàn Ả Rập chìm trong khói lửa khi các lực lượng Israel tiến vào những ngọn đồi xung quanh thành phố cổ Jerusalem trong cuộc chiến tranh Trung Đông 1967. |
Bây giờ, khu vực phía đông Jerusalem Wadi al-Joz đã được xây dựng lại và phía sau là ngọn núi Olives. |
Theo lịch của người Do Thái, năm nay lễ kỷ niệm rơi vào ngày 24/5, mặc dù trên khắp thế giới lễ kỷ niệm sẽ diễn ra vào ngày 5/6, ngày mà cuộc chiến chính thức bắt đầu năm 1967.Trước kia, những người đàn ông ngồi ở một quán cà phê ven đường ở thành phố cổ Jerusalem. |
Bây giờ, cũng cùng một địa điểm như vậy 50 năm sau. |
Đối với người Israel, tất cả Jerusalem, bao gồm cả phố cổ và các khu vực ngoại ô phía đông, là thủ đô “mãi mãi và không thể chối cãi được” của họ. Trước kia, những người Palestine đứng trước Đền thờ khối đá ở tổ hợp mà người Hồi giáo gọi là Noble Sanctuary (Chốn linh thiêng cao quý), còn người Do thái gọi là Temple Mount (núi Đền thờ). |
Bây giờ, cũng cùng một địa điểm như vậy 50 năm sau. |
Đối với người Palestine, đông Jerusalem là biểu tượng của sự đấu tranh dân tộc và là nhà của đền thờ linh thiêng thứ ba của Hồi giáo, đền thờ al-Aqsa, gần với Đền thờ khối đá. Trước kia, trên ảnh là khu mộ Avshalom và vườn Gethsemane (vườn cây dầu). |
Bây giờ, cũng cùng một địa điểm như vậy 50 năm sau. |
Temple Mount, khu vực linh thiêng nhất của Do Thái giáo và là địa điểm của một ngôi đền cổ của người Do Thái. Trước kia và bây giờ, khu vực cổng tò vò và các bậc thang dẫn tới thác nước Qayt Bay vẫn không thay đổi. |
Bây giờ, cũng cùng một địa điểm như vậy 50 năm sau. |
Người Palestine muốn khu vực phía đông của thành phố Jerusalem trở thành thủ đô của đất nước họ trong tương lai, bao gồm dọc khu Bờ Tây và dải Gaza. Trước kia, người dân đang đi bộ gần Cổng Damascus tiến vào thành phố cổ Jerusalem. |
Bây giờ, cũng cùng một địa điểm như vậy 50 năm sau. |
Trong nhiều thập kỷ kể từ năm 1967, Jerusalem đã chứng kiến nhiều mâu thuẫn trong việc tái định cơ, bạo lực và thay đổi nhân khẩu. Mặc dù có nhiều sự kiện như vậy nhưng những địa điểm quan trọng ở thành phố cổ vẫn không có nhiều thay đổi. Trước kia, mọi người đứng ở gần đền thờ al-Aqsa trong ngày thứ 6 cầu nguyện. |
Bây giờ, cũng cùng một địa điểm như vậy 50 năm sau. |
Những địa điểm quan trọng tại Jerusalem không có nhiều thay đổi sau 50 năm. |
Chiến tranh Sáu ngày, cũng gọi là Chiến tranh Ả Rập-Israel, Chiến tranh Ả Rập-Israel thứ ba, hay Chiến tranh tháng sáu, là cuộc chiến giữa Israel và các nước láng giềng Ả Rập: Ai Cập, Jordan, và Syria. Các quốc gia Iraq, Ả Rập Saudi, Kuwait, và Algérie cũng đóng góp quân và vũ khí cho các lực lượng Ả Rập.
Tháng 5/1967, Ai Cập đã trục xuất Lực lượng Khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc (UNEF) khỏi Bán đảo Sinai, nơi đội quân này đã đồn trú kể từ năm 1957 (sau cuộc khủng hoảng Suez) và tạo thành một vùng đệm gìn giữ hòa bình ở đây. Ai Cập đã huy động 1.000 xe tăng và 100.000 lính đến biên giới, phong tỏa eo biển Tiran (cửa ngõ vào Vịnh Aqaba) đối với các tàu mang cờ Israel hoặc các tàu chở hàng chiến lược, và kêu gọi các nước Ả Rập thống nhất lại để cùng hành động đối phó với Israel.
Vào ngày 5/6/1967, Israel đã tấn công phủ đầu đánh vào không lực Ai Cập do lo sợ nước này sẽ tiến hành một cuộc chiến xâm lược Israel. Sau đó, Jordan, vốn đã ký hiệp định tương trợ quân sự với Ai Cập từ ngày 30/5 5, tấn công tây Jerusalem và Netanya.
Khi kết thúc cuộc chiến, Israel giành được quyền kiểm soát Đông Jerusalem, dải Gaza, bán đảo Sinai, Bờ Tây, và cao nguyên Golan. Kết quả của cuộc chiến này ảnh hưởng đến địa thế chính trị của khu vực này cho đến ngày nay.