Thành phố cổ hàng nghìn năm tuổi xuất hiện sau đợt hạn hán khắc nghiệt
Thành phố cổ đại là một phần của Đế chế Mittani, dưới con sông ở Iraq.
Sau một trận hạn hán khắc nghiệt đã hé lộ thành phố 3.400 năm tuổi bên dưới sông Tigris ở miền Bắc Iraq.
Thành phố cổ hàng nghìn năm tuổi xuất hiện sau đợt hạn hán khắc nghiệt |
Thành phố thời đại đồ đồng có tên là Kemune, là một di tích của Đế chế Mittani, vương quốc cổ đại cai trị các vùng phía bắc Lưỡng Hà từ khoảng 1500 năm trước Công nguyên đến năm 1350 trước Công nguyên.
Các nhà khảo cổ đã khai quật một phần Kemune vào năm 2018 và phát hiện ra một cung điện đã mất với những bức tường cao 7 mét được trang trí với nhiều bức tranh. Lần này, các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ thành phố bao gồm một khu liên hợp công nghiệp, một cơ sở lưu trữ nhiều tầng chứa hàng hóa từ khắp nơi trong khu vực.
Hasan Qasim, nhà khảo cổ học, Chủ tịch Tổ chức Khảo cổ học Kurdistan cho biết: "Kết quả khai quật cho thấy địa điểm này là một trung tâm quan trọng của Đế chế Mittani".
Một trận động đất mạnh đã phá hủy phần lớn thành phố vào khoảng năm 1350 trước Công nguyên, nhưng một số tàn tích của thành phố vẫn được bảo tồn bên dưới những bức tường sụp đổ.
Ivana Puljiz, một giáo sư khảo cổ học tại Đại học Freiburg ở Đức chia sẻ rằng Kemune là trung tâm đô thị duy nhất được biết đến từ Đế chế Mittani nằm ngay trên sông Tigris. Điều này cho thấy thành phố có những giao lộ đường thủy lớn, điểm kết nối quan trọng của đế chế.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện lại Kemune vào năm 2010, nhưng họ không thể khai quật cho đến khi mực nước của hồ hạ thấp sau đợt hạn hán lớn nhiều năm sau này.
Các nhà khảo cổ đã đặt các tấm nhựa lên tường, toà nhà, phủ sỏi để tránh bị suy thoái thêm.
Trong số các tàn tích Mittani, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra hơn 100 viên đất sét từ giữa thời Assyria, khoảng năm 1365 trước Công nguyên.
Sau khi Đế chế Mittani kết thúc, người Assyria đã xây dựng một khu định cư mới tại Kemune và các lưu trữ của họ chứa các bài viết về sự thay đổi đế chế này. "Chúng tôi vẫn chưa biết những gì được viết trong các văn bản, nhưng chúng tôi hy vọng rằng tài liệu cung cấp thông tin về sự khởi đầu về sự cai trị của người Assyria trong khu vực", Puljiz nói.
Sinh vật nhỏ gây ra cơn đau răng khủng khiếp cho siêu cá mập Megalodon
Megalodon được coi là loài cá mập lớn nhất từng sống trên Trái Đất, là một trong những loài săn mồi có xương sống lớn nhất trong lịch sử tự nhiên, nhưng hàm răng siêu khủng của nó cũng có lúc bị đau vì lý do này.
Hoàng Dung (lược dịch)