Tháng con ốm 2 lần, bác sĩ chỉ ra thủ phạm

Nhiều trẻ tháng nào cũng viêm hô hấp trên, sốt, ăn uống hay bị nôn, nguyên nhân ít được cha mẹ để ý tới.

Chị Nguyễn Thị Loan (Hà Đông, Hà Nội) cho con gái 28 tháng tuổi đến bệnh viện khám vì thường xuyên bị viêm hô hấp, ho, sốt.

Chị cho biết, tháng nào con cũng trải qua 2, 3 đợt ho, khò khè. Vì con hay ốm nên hơn 2 tuổi chị vẫn chưa dám cho con đi học.

Không chỉ bị viêm hô hấp trên, con còn hay nôn trớ, nếu ăn nhiều một chút là con lại nôn hết ra khiến ba mẹ vô cùng stress.  

PGS An nội soi cho trẻ.

Khám cho con chị Loan, PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt Hà Nội, cho biết con chị có triệu chứng ho sốt, nôn ói quá nhiều là do tình trạng viêm VA của bé quá dày đặc, tới 2, 3 lần/tháng. Vì trẻ phải dùng kháng sinh nhiều nên không phát triển về chiều cao về cân nặng.

Hay trường hợp của bé Nguyễn Anh Đ. (3 tuổi, Hai Bà Trung, Hà Nội) nhập viện tại BV Thanh Nhàn vì sốt cao, đau tai và chảy dịch ở tai. Khi vào khám bác sĩ cho biết bé viêm tai giữa biến chứng. Tình trạng viêm tai giữa của con là do viêm VA không điều trị dứt điểm nên lan sang tai giữa. 

PGS AN cho biết, thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay tình trạng trẻ viêm hô hấp tăng lên đột biến, trong đó có nhiều trẻ viêm hô hấp do viêm VA biến chứng.

Theo PGS An, viêm VA là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện nghẹt mũi, khó chịu, khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn… Nếu không nhận biết và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé. 

Bệnh hay xảy ra ở trẻ dưới 4 tuổi với triệu chứng sốt cao đột ngột lên tới 40 – 41 độ C. Trẻ có co thắt thanh quản, co giật, đau tai.

Dấu hiệu khác đó là ngạt mũi, ngạt mũi hoàn toàn, chảy nước mũi cả hai bên, nước mũi nhầy chuyển thành đặc, có màu trắng đục và số lượng nhiều ở trẻ sơ sinh. Thở ngáy về đêm, tiếng nói có giọng mũi kín ở trẻ lớn hơn.  

Mủ và nhầy ở hốc mũi, gây khó khăn cho việc khám vòm họng qua mũi trước, họng sưng đỏ. Với trẻ bị viêm VA phải điều trị dứt điểm tránh trở thành viêm VA mãn tính gây xơ hoá phải nạo VA.

PGS An khuyến cáo các bậc phụ huynh tốt nhất nếu trẻ ốm nên thăm khám để bác sĩ tìm nguyên nhân không nên tự điều trị bằng kháng sinh. 

Khánh Chi 
 

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Người phụ nữ có khối u khổng lồ sau 3 năm 'bỏ quên'

Bị u xơ từ ba năm trước nhưng nữ bệnh nhân chủ quan không đến bệnh viện kiểm tra lại dẫn đến u phát triển khổng lồ, bụng to như người mang thai sắp sinh.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Rách dạ dày, đứt gan sau cuộc xô xát

Người đàn ông 43 tuổi được đưa đến viện cấp cứu sau cuộc xô xát. Bác sĩ phát hiện anh bị rách dạ dày, đứt một mảnh gan.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Đang cập nhật dữ liệu !