'Cháy ví' vì làm xét nghiệm tìm virus khiến con sốt

Hiện nay đang có nhiều dịch bệnh. Các dịch đang song hành như cúm A, cúm B, nôn tiêu chảy do rotavirus, viêm phổi do RSV, tay chân miệng, thủy đậu rồi lại thêm Adenovirus,... Mỗi loại đều có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng khác nhau ở trẻ nhỏ.

Chị Lại Minh Hằng (Linh Đàm, Hà Nội) chia sẻ con trai 2 tuổi của chị sốt, nôn ói nên chị rất lo lắng. Chị đã gọi dịch vụ xét nghiệm cho con nhưng bé không bị sốt xuất huyết cũng không bị adenovirus. Tiền xét nghiệm hết hàng triệu đồng vẫn chưa biết con bị bệnh gì.

Lo lắng, chị Hằng lại tiếp tục cho con xét nghiệm cúm nhưng cũng không ra bệnh. Con sốt không hạ lại nôn ói nên cuối cùng chị cho con vào bệnh viện cấp cứu. Khi vào bệnh viện, chị Hằng thấy nhiều bé cũng có triệu chứng giống con mình, viêm hô hấp do virus nhưng không rõ virus gì. Không ít bà mẹ cũng tốn hàng triệu đồng để xét nghiệm cho con.

Trường hợp chị Vũ Thị Thanh (Mỹ Đình, Hà Nội cũng tương tự. Chị Thanh kể cả hai bé nhà chị đều sốt cao, đau mỏi mình mẩy. Chị cho hai con vào Bệnh viện Nhi Trung ương khám và làm các xét nghiệm nhưng vẫn không biết bé sốt vì lý do gì.

Sau đó, chị Thanh lại gọi dịch vụ xét nghiệm sốt xuất huyết rồi adenovirus về xét nghiệm cho hai con kết quả vẫn không biết con mắc virus gì mà “vật vã” hơn cả Covid-19.

Bé lớn 8 tuổi còn kèm theo tiêu chảy. Sau 5 ngày vật lộn, cuối cùng các triệu chứng cũng giảm. Chị Thanh than thở “cháy túi” vì khám rồi xét nghiệm nhưng cũng chỉ được kê đơn thuốc men tiêu hóa và hạ sốt.

Trẻ viêm hô hấp điều trị tại BV Thanh Nhàn. 

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc, cho biết hiện nay đang có nhiều dịch bệnh. Các dịch đang song hành như cúm A, cúm B, nôn tiêu chảy do rotavirus, viêm phổi do RSV, tay chân miệng, thủy đậu rồi lại thêm Adenovirus,... Mỗi loại đều có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng khác nhau ở trẻ nhỏ.

Khi con bị các triệu chứng trên, bác sĩ Thảo khuyến cáo phụ huynh đừng quá hoang mang. Các loại virus trên đều đã tồn tại với loài người chúng ta từ rất lâu, không phải bây giờ mới có. Nhưng trước đó ít làm xét nghiệm nên mọi người ít biết về chúng. Những trẻ nhiễm virus trên mà bệnh nặng thường chiếm tỷ lệ thấp. Khi trẻ ốm, phụ huynh nên cho con khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và học cách theo dõi, chăm sóc con. 

BS Thảo cho biết không phải bé nào ốm sốt cũng đều cần làm các test virus nói trên, vì có test ra thì điều trị cũng không có gì đặc biệt hơn. 

Nếu trẻ bị sốt trong thời điểm này, phụ huynh nên giữ con ở nhà đến khi hết sốt ít nhất 2 ngày để tránh lây trẻ khác.

Trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng hạ sốt, sốt kéo dài, trẻ đang bệnh nặng, để phân loại bệnh nhân điều trị nội trú hoặc bác sĩ cần phải phân biệt với các nhiễm trùng nguy hiểm khác thì mới cần xét nghiệm. Khi làm xét nghiệm phụ huynh nên tham vấn từ bác sĩ nhi khoa của con bạn trước khi quyết định làm xét nghiệm để tránh “cháy ví".

Cùng quan điểm, BS Trương Hữu Khanh - Nguyên trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cũng cho rằng trẻ sốt, viêm hô hấp cha mẹ nên theo dõi con và điều trị theo triệu chứng, không cần xét nghiệm gì. Thực tế, khi xét nghiệm ra virus trẻ cũng chỉ điều trị theo triệu chứng. Trẻ có biến chứng suy hô hấp sẽ được chỉ định điều trị theo biến chứng như thở oxy, thậm chí thở máy.

Vì vậy, trong thời điểm này nếu con ốm, cha mẹ nên bình tĩnh không vội vàng làm đủ các loại xét nghiệm xem con mắc virus gì. Bác sĩ Khanh cho rằng bình tĩnh theo dõi con và nếu trẻ sốt thì hạ sốt đúng cách sẽ giúp con mau bình phục, hạn chế biến chứng hơn rất nhiều so với bạn mải miết tìm các loại xét nghiệm để làm cho con.

BS Thảo cho rằng ở thời điểm này tốt nhất là phòng bệnh cho con. Nguyên tắc phòng bệnh hô hấp chung như rửa tay, khẩu trang, tránh chỗ đông người.

Đặc biệt, cần tạo cho trẻ sức đề kháng tốt: ăn đủ, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, vận động, bổ sung vitamin d3 hàng ngày, chỉ sử dụng kháng sinh, chống viêm khi cần thiết.... là những việc bạn nên làm cho con. 

Khánh Chi 

Bác sĩ viện công ở TP.HCM phải luân phiên về tuyến dưới ít nhất 2 tháng

Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian luân phiên xuống tuyến dưới sẽ được ưu tiên lựa chọn xét cử đi đào tạo, quy hoạch cán bộ.

Tác dụng, tác hại của uống cà phê mỗi ngày

Nghiên cứu mới cho thấy cà phê thôi thúc bạn vận động nhưng lại ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Khó thở tưởng vì béo phì, hóa ra bị khối u hiếm gặp

Người đàn ông 30 tuổi khó thở kéo dài và ngày càng nặng hơn vì một khối u lớn, chèn kín đường thở.

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Thải độc chì cho da mặt là trò bịp

Chuyên gia Bệnh viện Da liễu Trung ương khẳng định trên da mặt không có chì để thải độc hay hút ra.

Suýt chết sau cơn đau tức ngực dữ dội

Người đàn ông bị đau dữ dội như có vật đè lên ngực, nôn ói nên được đưa đi cấp cứu. Bác sĩ phát hiện động mạch vành phải của bệnh nhân tắc hoàn toàn.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Mang khối u nặng 10kg nhưng tưởng béo bụng

Bà P. thấy bụng to bất thường, cứng nên được người nhà khuyên đi khám. Kết quả, bệnh nhân có khối u xơ nặng 10kg.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !