Tháng 11 tới, Việt Nam bắt đầu đào tạo thủy thủ tàu ngầm
Trong khi 2 tàu ngầm “Hà Nội” và “Thành phố Hồ Chí Minh” dự kiến về Việt Nam tháng 9 tới, Trung tâm đào tạo thủy thủ tàu ngầm của Việt Nam đặt tại vịnh Cam Ranh cũng sẽ bắt đầu tiến hành đào tạo từ tháng 11-2013.
Theo đài Tiếng nói nước Nga, tại khu vực vịnh Cam Ranh trên địa bàn thuộc căn cứ Hải quân Việt Nam sửa soạn kiến tạo một tổ hợp trung tâm huấn luyện kỹ thuật số độc nhất vô nhị trên thế giới. Tại đây sẽ đào tạo thủy thủ đoàn của tàu ngầm diesel "Varshavyanka", còn gọi là Kilo 636, mà Việt Nam đã mua ở Nga.
“Trung tâm huấn luyện giống như một chiếc tàu ngầm không có phần khung cứng được lắp ráp trên bờ biển” - ông Vladimir Khoroshev, đại diện Hiệp hội khoa học - sản xuất “Avrora”, cho hay.
Chuyên viên Vladimir Khoroshev cho biết: “Ruột” của con tàu này do "Avrora" chế tạo trong sự phối hợp chặt chẽ với gần một trăm công ty Nga chuyên cung cấp thiết bị cho tàu ngầm thực sự. Trên con tàu mô phỏng lắp đặt khoảng 30 thiết bị đào tạo - tập luyện, nối kết trong một hệ thống duy nhất.
Trên những thiết bị này có thể nghiên cứu vận hành tàu ngầm trong điều kiện hoạt động thông thường cũng như huấn luyện cách xử sự của thủy thủ đoàn trong những tình huống bất thường khẩn cấp, cho đến mức báo động cao nhất.
Theo ông Khoroshev, hiệp hội “Avrora” cùng với các trung tâm đào tạo của LB Nga đã hoạch định cả các phương pháp huấn luyện, tiếp thu những kinh nghiệm phong phú và hữu ích của giới khoa học chuyên môn, các công trình sư và thủy thủ tàu ngầm của Nga từ trước tới nay.
Trong thành phần của trung tâm đào tạo có sàn chao đảo chuyển động trên 3 mặt phẳng và cho phép tái hiện tình hình thực tế trên biển khi gặp cơn bão, tàu rung lắc, nghiêng mạn lúc lặn sâu và nổi lên mặt nước. Nếu thủy thủ thực hiện một động tác sai, ngay lập tức sẽ có cảm nhận thể chất - sàn sẽ nghiêng lệch hay nhô vọt lên trên, mô phỏng chính xác tình hình của một con tàu thật. Trong đó, mọi chuyển động đều sát với hiện thực đến mức tối đa.
Cũng như với tàu ngầm thực sự, khi cấu tạo trung tâm tập luyện này, nhiều chú ý được dành cho cuộc đấu tranh vì sự sống còn của tàu ngầm. Tại trung tâm có bể bơi đặc biệt, nơi thủy thủ tàu lặn sẽ học cách hành động trong môi trường giả định có khói ngạt, cần dập lửa bằng những phương tiện khác nhau, thực hiện công tác sửa chữa, và nhanh chóng rời khỏi tàu qua đường ống phóng ngư lôi.
Trong vòng 2 năm qua, khi tiến hành lắp đặt hoàn chỉnh mọi chi tiết thành tố của trung tâm, nhóm huấn luyện viên tương lai của trung tâm này cũng trải qua khóa đào tạo đặc biệt tại Saint-Peterburg (Nga). Nhóm gồm 50 sĩ quan hải quân và giảng viên đại học Việt Nam. Có cả các chuyên viên quản lý hệ thống, những người đã được dạy làm thế nào để thiết lập chương trình từng phần của trung tâm tập luyện.
“Nhóm huấn luyện viên tương lai đã qua khóa học tiếng Nga trong suốt một năm rưỡi, sau đó làm quen cụ thể với tất cả các chi tiết của hệ thống trong trung tâm đào tạo và trải qua đợt thực tế tàu biển trên tàu thật ngoài khơi. Sau đó, họ đã trả thi và đạt kết quả loại khá và giỏi với điểm số trung bình là 4,4 (theo cách tính điểm 1 đến 5 của Nga, điểm 5 là điểm cao nhất – PV). Đây là những bạn trẻ rất tuyệt và tôi tin chắc rằng họ sẽ vững vàng huấn luyện được những thủy thủ tàu ngầm chuyên nghiệp” - ông Khoroshev cho biết.
Hiện các giảng viên Việt Nam đã về nước. Đến tháng 11 tới, khi trung tâm đào tạo được lắp ráp hoàn chỉnh, họ bắt đầu đào tạo lớp thủy thủ tàu ngầm tương lai của Việt Nam. Đến với tàu ngầm "Varshavyanka" sẽ là tập thể thủy thủ đoàn thành thạo sẵn sàng đương đầu với bất kỳ thử thách nào để hoàn thành nhiệm vụ mà đất nước và quân đội giao phó.
Theo hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo 636 được ký trong chuyến thăm chính thức Nga năm 2009 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cùng với việc cung cấp 6 tàu ngầm, hợp đồng còn bao gồm cả việc đào tạo các thủy thủ đoàn Việt Nam cũng như cung cấp các thiết bị và dụng cụ kỹ thuật cần thiết.
Để đào tạo các thủy thủ tàu ngầm, trong căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam đã xây dựng 2 tòa nhà với tổng diện tích hơn 10 ngàn m2. Trung tâm được thành lập để đào tạo các thủy thủ đoàn điều khiển vận hành 6 tàu ngầm diesel-điện "Varshavyanka" mà hợp đồng cung cấp cho Việt Nam đã được ký kết hồi năm 2009.
Cũng theo hợp đồng trên, 2 tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam mang tên “Hà Nội” và “Thành phố Hồ Chí Minh” đã hoàn tất việc thử nghiệm vào dự kiến sẽ về tới Việt Nam vào tháng 9 tới.
Nguồn NLĐ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát buồng ngư lôi của Tàu ngầm Hà Nội - Ảnh: VGP |
“Trung tâm huấn luyện giống như một chiếc tàu ngầm không có phần khung cứng được lắp ráp trên bờ biển” - ông Vladimir Khoroshev, đại diện Hiệp hội khoa học - sản xuất “Avrora”, cho hay.
Chuyên viên Vladimir Khoroshev cho biết: “Ruột” của con tàu này do "Avrora" chế tạo trong sự phối hợp chặt chẽ với gần một trăm công ty Nga chuyên cung cấp thiết bị cho tàu ngầm thực sự. Trên con tàu mô phỏng lắp đặt khoảng 30 thiết bị đào tạo - tập luyện, nối kết trong một hệ thống duy nhất.
Trên những thiết bị này có thể nghiên cứu vận hành tàu ngầm trong điều kiện hoạt động thông thường cũng như huấn luyện cách xử sự của thủy thủ đoàn trong những tình huống bất thường khẩn cấp, cho đến mức báo động cao nhất.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh với thủy thủ đoàn Tàu ngầm Hà Nội tháng 5-2013 - Ảnh: VGP |
Theo ông Khoroshev, hiệp hội “Avrora” cùng với các trung tâm đào tạo của LB Nga đã hoạch định cả các phương pháp huấn luyện, tiếp thu những kinh nghiệm phong phú và hữu ích của giới khoa học chuyên môn, các công trình sư và thủy thủ tàu ngầm của Nga từ trước tới nay.
Trong thành phần của trung tâm đào tạo có sàn chao đảo chuyển động trên 3 mặt phẳng và cho phép tái hiện tình hình thực tế trên biển khi gặp cơn bão, tàu rung lắc, nghiêng mạn lúc lặn sâu và nổi lên mặt nước. Nếu thủy thủ thực hiện một động tác sai, ngay lập tức sẽ có cảm nhận thể chất - sàn sẽ nghiêng lệch hay nhô vọt lên trên, mô phỏng chính xác tình hình của một con tàu thật. Trong đó, mọi chuyển động đều sát với hiện thực đến mức tối đa.
Cũng như với tàu ngầm thực sự, khi cấu tạo trung tâm tập luyện này, nhiều chú ý được dành cho cuộc đấu tranh vì sự sống còn của tàu ngầm. Tại trung tâm có bể bơi đặc biệt, nơi thủy thủ tàu lặn sẽ học cách hành động trong môi trường giả định có khói ngạt, cần dập lửa bằng những phương tiện khác nhau, thực hiện công tác sửa chữa, và nhanh chóng rời khỏi tàu qua đường ống phóng ngư lôi.
Tàu ngầm Hà Nội dự kiến sẽ về Việt Nam vào tháng 9 tới - Ảnh: QĐND |
Trong vòng 2 năm qua, khi tiến hành lắp đặt hoàn chỉnh mọi chi tiết thành tố của trung tâm, nhóm huấn luyện viên tương lai của trung tâm này cũng trải qua khóa đào tạo đặc biệt tại Saint-Peterburg (Nga). Nhóm gồm 50 sĩ quan hải quân và giảng viên đại học Việt Nam. Có cả các chuyên viên quản lý hệ thống, những người đã được dạy làm thế nào để thiết lập chương trình từng phần của trung tâm tập luyện.
“Nhóm huấn luyện viên tương lai đã qua khóa học tiếng Nga trong suốt một năm rưỡi, sau đó làm quen cụ thể với tất cả các chi tiết của hệ thống trong trung tâm đào tạo và trải qua đợt thực tế tàu biển trên tàu thật ngoài khơi. Sau đó, họ đã trả thi và đạt kết quả loại khá và giỏi với điểm số trung bình là 4,4 (theo cách tính điểm 1 đến 5 của Nga, điểm 5 là điểm cao nhất – PV). Đây là những bạn trẻ rất tuyệt và tôi tin chắc rằng họ sẽ vững vàng huấn luyện được những thủy thủ tàu ngầm chuyên nghiệp” - ông Khoroshev cho biết.
Hiện các giảng viên Việt Nam đã về nước. Đến tháng 11 tới, khi trung tâm đào tạo được lắp ráp hoàn chỉnh, họ bắt đầu đào tạo lớp thủy thủ tàu ngầm tương lai của Việt Nam. Đến với tàu ngầm "Varshavyanka" sẽ là tập thể thủy thủ đoàn thành thạo sẵn sàng đương đầu với bất kỳ thử thách nào để hoàn thành nhiệm vụ mà đất nước và quân đội giao phó.
Theo hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo 636 được ký trong chuyến thăm chính thức Nga năm 2009 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cùng với việc cung cấp 6 tàu ngầm, hợp đồng còn bao gồm cả việc đào tạo các thủy thủ đoàn Việt Nam cũng như cung cấp các thiết bị và dụng cụ kỹ thuật cần thiết.
Để đào tạo các thủy thủ tàu ngầm, trong căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam đã xây dựng 2 tòa nhà với tổng diện tích hơn 10 ngàn m2. Trung tâm được thành lập để đào tạo các thủy thủ đoàn điều khiển vận hành 6 tàu ngầm diesel-điện "Varshavyanka" mà hợp đồng cung cấp cho Việt Nam đã được ký kết hồi năm 2009.
Cũng theo hợp đồng trên, 2 tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam mang tên “Hà Nội” và “Thành phố Hồ Chí Minh” đã hoàn tất việc thử nghiệm vào dự kiến sẽ về tới Việt Nam vào tháng 9 tới.
Nguồn NLĐ
Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine
Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.
Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng
Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.
Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine
Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.
FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.
Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV
Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.
Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk
Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.
Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga
Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.