Thăm xưởng lắp tàu ngầm mini Trường Sa trước giờ 'hạ thủy'

Tối 18/11, trao đổi với phóng viên VTC News, ông Nguyễn Quốc Hòa – “cha đẻ” của dự án tàu ngầm mini Trường Sa cho hay, hiện con tàu đang ở các bước cuối cùng để hoàn thiện. Những chi tiết, phụ kiện để hoàn thiện nó đã được nhập về đầy đủ, giờ chỉ cần lắp ráp và bố trí sao cho thật phù hợp, khoa học.
“Khoảng cuối tháng 11, chúng tôi sẽ đưa con tàu vào trong bể để thử nghiệm khi nó ngập sâu trong nước. Đến thời điểm hiện tại, tôi tin tưởng dự án thành công 100%. Tôi sẽ cho tàu chạy thử nghiệm trong bể cả ngày lẫn đêm. Nếu thành công, tôi sẽ cẩu và thả nó xuống biển. Chúng tôi đang tính toán xem chỗ nào phù hợp nhất”, ông Hòa  khẳng định.

‘Đột kích’ xưởng lắp tàu mini Trường Sa trước giờ G
Ông Quốc Hòa đang "thăm khám" tàu ngầm mini Trường Sa

Tuy nhiên, doanh nhân này nói, lần thử thứ nhất, có thể sẽ là bí mật. Ở lần thử thứ 2, thứ 3…ông sẽ thông tin đại chúng để mọi người tới xem.

“Chắc chắn sau này tôi sẽ trưng bày cho mọi người xem. Bất cứ ai có hứng thú với dự án này, tôi sẵn sàng mời họ xem thử nghiệm. Mọi thứ vẫn đang suôn sẻ, đó là điều làm tôi cảm thấy hài lòng”, ông Hòa nói thêm.

Khi được hỏi về sự khác biệt của con tàu so với trước, doanh nhân này tiết lộ, chỉ vài ngày nữa, hình dạng của con tàu sẽ được thay đổi cho phù hợp hơn với môi trường nước và các máy móc nó mang theo.

Ngoài ra, so với trước, hệ thống tuần hoàn không khí độc lập AIP đã được chế tạo thành công và đang được thu nhỏ lại cho vừa với con tàu trước khi hạ thủy.

Con tàu này được học hỏi, kế thừa tất cả những kinh nghiệm chế tạo tàu ngầm của các nước khác – những thứ họ phổ biến công khai. Tuy nhiên, theo chủ nhân của nó, điểm khác biệt là họ đã đơn giản hóa về mặt kỹ thuật so với nước ngoài.

“Ví dụ hệ thống cấp thoát nước, cấp thoát khí của họ rất phức tạp, nhưng chúng ta đủ khả năng và điều kiện để tự động hóa việc này. Để chắc chắn, chúng tôi đã chế tạo thủ công sao cho gọn, nhỏ, kết hợp với thủy lực”, ông Hòa kể.

Nói về những góp ý của các nhà khoa học, kỹ thuật ở Việt Nam cũng như các chuyên gia nước ngoài, ông Hòa thẳng thắn cho biết, hầu hết các nhà chuyên môn trong nước đều là kỹ sư chế tạo tàu nổi chứ chưa có kỹ sư chế tạo tàu ngầm.

 

‘Đột kích’ xưởng lắp tàu mini Trường Sa trước giờ G
Nhờ ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học chúng tôi đã quyết định thay đổi chỗ đặt chân vịt, đặt lại hệ thống cân bằng của tàu.
‘Đột kích’ xưởng lắp tàu mini Trường Sa trước giờ G

Doanh nhân Quốc Hòa
 
“Thế nên ý kiến đóng góp của họ khá nhiều, nhưng về bản chất, chúng tôi chưa ứng dụng được bao nhiêu. Tuy vậy, nhờ ý kiến đóng góp của họ, chúng tôi đã quyết định thay đổi chỗ đặt chân vịt, đặt lại hệ thống cân bằng của tàu. Tới đây, có lẽ đuôi tàu cũng sẽ được thay đổi hình dáng để nó không bị sức cản lớn quá”, doanh nhân này chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên VTC News, ông Hòa vui vẻ cho biết thêm, đáng mừng là rất nhiều anh em, bè bạn của ông ở nước ngoài đã gọi điện về chia sẻ, đóng góp ý kiến cho dự án này. Thậm chí có cả những người ông chưa biết tới ở Mỹ, Úc, Trung Quốc…cũng gọi về trao đổi với ông về những gì họ biết.

Hãy cứ theo đuổi đam mê!

Có thể thấy, càng gần tới ngày thử nghiệm, sức nóng của những thông tin liên quan tới tàu ngầm mini này càng tăng lên. Mặc dù rất tự tin về những gì mình sắp đạt được, nhưng ông Hòa vẫn khiêm tốn khi so sánh “con đẻ” của mình với những loại tàu cùng phân khúc và các bậc “đàn anh” trong làng tàu ngầm.

Ông nói: “Không thể so với các tàu ngầm mình mới nhập về được. Còn rất lâu nữa chúng ta mới có thể nghĩ tới chuyện làm được những con tàu như tàu Kilo. Nhưng để chế tạo những con tàu nhỏ phục vụ cho  mục đích bảo vệ chủ quyền hay đánh bắt hải sản trong vùng biển của Việt Nam thì chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra được những con tàu mini đó.

Về độ hiện tại, công năng… con tàu mini này không thể sánh được với bất cứ con tàu nào đang hoạt động trên vùng biển của Việt Nam, nhưng trong tương lai, chúng ta có thể chế tạo được hàng loạt tàu mini đủ sức để làm những việc nhỏ hơn trong việc bảo vệ chủ quyền”.

Chưa có ý định đăng ký sở hữu trí tuệ cho tàu ngầm Trường Sa, nhưng ông Hòa thành thật tiết lộ: “Có nhiều mục đích khác nhau khi tôi quyết định theo dự án này, trong đó, tôi muốn làm con tàu này thành công để nhắn nhủ rằng mọi người hãy cố gắng lên, đừng nghĩ mình khó khăn quá mà không làm! Hãy cứ theo đuổi đam mê và có thể bạn sẽ thành công từ chính điều đó.

Ngoài ra tôi cũng muốn thử sức xem ta có thể chế tạo được một con tàu như thế không. Đó sẽ là nền tảng để sau này chúng ta có thể chế tạo được nhiều con tàu khác tốt hơn. Chúng tôi mới chỉ thử nghiệm con tàu này còn sau này nó mang mục đích gì, từ từ rồi mọi người sẽ biết”.

Khi chúng tôi đề cập tới khoản kinh phí “khổng lồ” đầu tư cho dự án này, ông Hòa chia sẻ: “Kinh phí thực hiện dự án này sẽ là điều bí mật. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi phải tự khắc phục bằng nhiều cách như đi mượn, đi vay, đi xin, tiết kiệm từ khoản nọ tới khoản kia…”.

Cũng theo chia sẻ của doanh nhân này, hiện họ đang phải lo hoàn tất các hợp đồng kinh tế, để lo đời sống cho anh em trước, còn dự án tương lai này sẽ được tiến hành khi có nhân công, thời gian.

Dự kiến, vào cuối tháng 11, lần đầu tiên tàu ngầm mini Trường Sa sẽ được đưa vào thử nghiệm trong bể nước.

Những hình ảnh trước giờ G của con tàu này: 

‘Đột kích’ xưởng lắp tàu mini Trường Sa trước giờ G

Thăm xưởng lắp tàu ngầm mini Trường Sa trước giờ 'hạ thủy' - ảnh 5


Thăm xưởng lắp tàu ngầm mini Trường Sa trước giờ 'hạ thủy' - ảnh 6


Thăm xưởng lắp tàu ngầm mini Trường Sa trước giờ 'hạ thủy' - ảnh 7


Theo VTCnews

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !