Thăm lực lượng Phòng không - Không quân ở 'Đại học' Trường Sa

Cùng với các lực lượng quân và dân trên quần đảo Trường Sa, những người lính PK-KQ đang từng giờ, từng phút thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quản lí vùng trời thuộc quần đảo; Bảo đảm mọi mặt cho tiếp thu và phóng hành các chuyến bay đến và đi được an toàn. Cùng với đó, bộ đội PK-KQ cũng là bộ phận quan trọng phối hợp cùng với Hải quân và các lực lượng khác luôn chắc tay súng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.

Thăm lực lượng Phòng không - Không quân ở 'Đại học' Trường Sa - ảnh 1


Thăm lực lượng Phòng không - Không quân ở 'Đại học' Trường Sa - ảnh 2
Cán bộ, chiến sĩ phòng không - không quân luôn tinh tường cảnh giới vùng biển bao la thuộc chủ quyền Việt Nam


Cuộc trùng phùng giữa biển

Hải trình của chiếc tàu HQ-571 chuyến này đã tới đích quan trọng nhất - đảo Trường Sa Lớn, “thủ đô” của quần đảo. Vì thế, mặc dù còn rất mệt và say sóng, đoàn công tác cùng cán bộ, chiến sỹ mới ra nhận nhiệm vụ đều rất háo hức khi tàu đến đảo này. Sự háo hức đối với những người lính PK-KQ còn đặc biệt hơn vì đây còn là “bản doanh” của Trạm ra đa 11, Trung đoàn 292 (Sư đoàn 377) và Đội Bảo đảm kỹ thuật sân bay (BĐKTSB).

Trường Sa lớn hiện dần ra với những nhà, sân bay, cổng doanh trại, chùa, đài tưởng niệm… dù mới đến lần đầu nhưng dường như tất cả đều thật gần gũi, thân thương giữa muôn trùng sóng nước. Cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo đã xếp hàng chào đón đoàn công tác ngay trên cầu cảng. Bên cạnh màu trắng Hải quân là sắc phục màu xanh da trời nổi bật của bộ đội PK-KQ. Những nụ cười, niềm vui đã dần hiện rõ trên khuôn mặt chai sạm vì nắng và muối biển của những người lính.


Mắt thần trên đảo
Để quan sát và phát hiện kịp thời các mục tiêu trên không từ xa, những cặp “mắt thần” của Trạm 11 phải luôn tinh tường và tỉnh táo. Từ trường ra đa vươn càng xa, ổn định bao nhiêu thì chủ quyền trên không của Tổ quốc được quản lí chặt chẽ bấy nhiêu.

Từ khi có thêm Trạm ra đa 11, trường ra đa của ta được mở rộng và tăng thêm khả năng quản lý vùng trời biển Đông của Tổ quốc. Trải qua quá trình nỗ lực cố gắng khắc phục mọi khó khăn để thực hiện nhiệm vụ, với bề dày thành tích hơn 10 năm liên tiếp đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngày 12/12/2000, Trạm ra đa 11 đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ đổi mới.
ĐỌC THÊM:
* Hình ảnh ấn tượng trong hải trình thăm quần đảo Trường Sa

* Khách quốc tế "diện" áo dài đến với triển lãm về Hoàng Sa

* Bản lĩnh thép tàu HQ - 628 xua đuổi 'tàu lạ' xâm phạm chủ quyền Việt Nam

* Thủ tướng thăm hệ thống phòng thủ bờ biển tại Đoàn 681 Hải quân


Trung tá Nguyễn Mậu Thông - Trạm trưởng Trạm ra đa 11 cho biết: Ở giữa biển khơi, thời tiết khắc nghiệt với nắng to, gió dữ, hơi mặn của biển ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ, hoạt động của khí tài. Để khắc phục, cán bộ chiến sĩ trong Trạm đã thường xuyên tích cực bảo quản, bảo dưỡng khí tài; đồng thời chủ động phát hiện và tự sửa chữa hỏng hóc để đảm bảo khí tài luôn luôn trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất… mỗi kỹ thuật viên nói riêng và cán bộ, chiến sĩ của Trạm nói chung, ai cũng phải “đa năng”…

Thời gian thực hiện nhiệm vụ trên đảo của cán bộ, chiến sĩ chỉ tính bằng tháng hoặc vài năm, nhưng với các loại khí tài thì thời gian phục vụ trên đảo phải cao hơn nhiều. Vì thế, cùng với nhiệm vụ canh trực quản lý vùng trời thì việc bảo quản, bảo dưỡng trang bị, khí tài để chúng tốt bền, phát huy hiệu quả cao nhất là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà nhiều năm qua, Trạm 11 đã hoàn thành tốt.

Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm, toàn Trạm rất quan tâm đến đời sống tinh thần của bộ đội. Đại úy Trương Công Pháp - Chính trị viên Trạm vui vẻ kể: “Cuộc sống trên đảo hiện nay đã được cải thiện rất nhiều, có điện, có internet, sóng điện thoại… Trường Sa không quá khó khăn như trước. Tuy vậy, đời sống tinh thần của bộ đội vẫn cần được quan tâm hơn. Rất phấn khởi là dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào thì cán bộ, chiến sĩ của Trạm cũng luôn xác định tốt tư tưởng, yên tâm thực hiện nhiệm vụ trên đảo”.
Thăm lực lượng Phòng không - Không quân ở 'Đại học' Trường Sa - ảnh 3

Tàu chở khách 571 hiện đại đưa thân nhân, người dân, cán bộ chiến sĩ ra thăm Trường Sa


Nâng cánh bay giữa đại dương

Nằm ngay sát Trạm ra đa 11 là Đội bảo đảm Kỹ thuật sân bay (BĐKTSB) Trường Sa, thuộc Sư đoàn 370. Đội cũng thực hiện nhiệm vụ trên đảo từ năm 1988.

Với nhiệm vụ chính là: Bảo đảm chỉ huy dẫn dắt cho Không quân của ta thực hiện các nhiệm vụ ở quần Đảo Trường Sa; bảo đảm mọi mặt cho tiếp thu cũng như phóng hành các loại máy bay đến và đi tại sân bay Trường Sa. Đồng thời, cùng với các lực lượng trên đảo canh gác, huấn luyện chiến đấu phòng thủ đảo. - Trung úy Nguyễn Văn Thái, đội trưởng Đội bảo đảm Kỹ thuật sân bay Trường Sa cho biết, những năm qua, Đội BĐKTSB Trường Sa luôn đoàn kết gắn bó, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và đơn vị vững mạnh. Mặc dù quân số không nhiều nhưng cán bộ, chiến sĩ luôn phát huy trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hoạt động bay. Mỗi chuyến bay đều được tập trung tổ chức bảo đảm chặt chẽ. Hiệp đồng bay, dự báo thông báo bay, chuẩn bị đường bay số liệu cụ thể, chính xác; thông tin, ra đa luôn được chuẩn bị tốt, bảo đảm thông suốt…

Sẽ là yên lòng và phấn khởi khi được biết rằng, cùng với Đội BĐKTSB Trường Sa và Trạm 11 trên đảo Trường Sa lớn này, Quân chủng PK-KQ còn có những trạm ra đa khác đứng chân trên các đảo khác để góp phần quản lý và bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc thân yêu.

Trường đại học Trường Sa

Đặt chân lên đảo rồi, buổi tối đầu tiên trên đảo, Binh nhất Lê Văn Tài vừa được điều động ra đảo kể: “Em quê ở Phú Yên, gia đình chỉ có mình em là con trai, bố mẹ em đều làm nghề nông. Đi xa thế này chắc bố và mẹ ở nhà lo cho em lắm. Vừa nãy em cũng đã tranh thủ gọi điện về cho gia đình yên tâm. Ngày đầu tiên trên đảo, em được mọi người rất quan tâm, đặc biệt là anh Chính trị viên, đã gặp riêng chúng em để hỏi han và chia sẻ rất nhiều tâm sự… ”.

Còn Phạm Văn Luận - chiến sĩ tiêu đồ thay quân đợt này thì nhận xét: “Quả thật, khác hẳn so với suy nghĩ ban đầu của em, Trường Sa Lớn rất đẹp, nhà cửa khang trang, có chùa, nhà khách, sân bay, trường học, lại có cả nhân dân sinh sống… đặc biệt là buổi tối, đèn điện sáng trưng, hòn đảo không khác gì so với thành phố trong đất liền”.

Người mới lên đảo nhận nhiệm vụ đã vậy, đối với những người lính đã hoàn thành nhiệm vụ trên đảo sẽ trở về đất liền chuyến này như Trung úy Nguyễn Quang Lương - Đội trưởng Đội BĐKTSB Trường Sa hay Trung sĩ Lê Thanh Hải, Trung sĩ Bùi Duy Hợp - Trắc thủ ra đa Trạm 11… thì quãng thời gian công tác trên đảo đã tôi luyện cho họ thành những con người bản lĩnh, sức khỏe và đầy nghị lực vượt qua khó khăn, gian khổ. Đúng như lời Đại úy Trần Văn Toản, Đội phó Đội BĐKTSB Trường Sa nhận định: “Nếu quân đội là một trường học lớn thì Trường Sa chính là một trường đại học hàng đầu”.

Thăm lực lượng Phòng không - Không quân ở 'Đại học' Trường Sa - ảnh 4
Quân, dân trên quần đảo Trường Sa luôn tự hào và can trường giữ vững chủ quyền biển, đảo quê hương

Với Chính trị viên Trạm ra đa 11, Đại úy Trương Công Pháp, mỗi lúc rảnh rỗi, anh thường ngồi vào góc bàn làm việc nhỏ nhắn của mình, nhìn ra những tán cây tra, cây bàng vuông xanh bạt ngàn trước mặt, lặng thinh nghe tiếng sóng biển để viết những bài báo, những mẩu tin… gửi về đất liền. Anh vốn là cộng tác viên thường xuyên của Báo PK-KQ và một số tờ báo khác.

Còn đối với anh em cán bộ, chiến sĩ thì sau ca trực, sau những giờ huấn luyện, họ say sưa chơi thể thao hoặc tăng gia sản xuất. Ngoài việc nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống thì đó là những hoạt động ưa thích nhất của những chàng trai trẻ, tạo cho họ cảm giác gần gũi như ở trong đất liền.

Đến nay, mạng sóng điện thoại, mạng internet hay truyền hình vệ tinh đã được phủ sóng rộng khắp, mọi thông tin đều đến được với lính đảo. Chính vì thế, việc cập nhật thông tin thời sự đối với cán bộ, chiến sĩ trên các đảo nói chung và trên Trường Sa lớn nói riêng đã trở nên dễ dàng.

Ai cũng xúc động khi nghe những người lính tâm sự, cha mẹ già nhìn thấy mình qua màn hình máy tính, thậm chí là con nhỏ cũng nhìn được bố ngoài đảo như thế nào… cũng có những lúc mạng yếu do thời tiết, chỉ được nhìn ảnh của người thân thì nỗi nhớ nhà cũng vơi bớt đi phần nào.

Sự có mặt của những người lính PK-KQ trên các đảo đã góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, biển đảo và thềm lục địa của tổ quốc. Được đến tận nơi, tôi càng thêm tin ở những chiến sĩ tiền tiêu. Bởi trong mọi gian khó, hiểm nguy, họ vẫn luôn vững vàng, rất yêu đời, lạc quan và sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ giữa trùng dương.



Bài, ảnh Nguyễn Anh Pháp

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !