Thái Lan: Khi nào cựu Thủ tướng Thaksin được về nước?

Tương lai chính trị của Thái Lan hiện đang mù mịt hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra sẽ khó lòng kết thúc cuộc sống lưu vong và trở về nước như mong muốn.

Những cơ hội giải quyết xung đột chính trị có vẻ đã trở nên mỏng manh trước khi chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin, bước vào năm thứ 3 điều hành đất nước. Bà Yingluck đã có một quá trình điều hành gần 3 năm qua khá trơn tru. Tuy nhiên, cho đến nay, bà sẽ có rất nhiều việc phải làm với các mối quan hệ thân mật “giả tạo” cùng kẻ thù của anh trai bà, trong đó có các tướng lĩnh quân đội, các cố vấn của hoàng gia và các chính trị gia đối lập.

Thái Lan: Khi nào cựu Thủ tướng Thaksin được về nước? - ảnh 1
Bà Yingluck Shinawatra trong chiến dịch tranh cử năm 2011

Buộc phải chạy trốn, sống lưu vong để tránh án tù vì tội tham nhũng trong năm 2008, ông Thaksin đã từng hy vọng điều kiện đã chín muồi để có thể trở về nước. Tuy vậy, khả năng này đang trở nên khó trở thành hiện thực hơn bao giờ hết.

Những người biểu tình đã tuần hành nhiều tuần lễ trên đường phố Bangkok, đụng độ với cảnh sát chống bạo động và tuyên bố sẽ lật đổ “chế độ Thaksin” và thay thế bằng “người tốt”, làm đình trệ sự hiệu quả của hệ thống dân chủ ở Thái Lan. Thời kỳ dễ dàng cho bà Yingluck đã đi qua. Và chính phủ của bà đang thực sự gặp rắc rối.

Sai lầm của bà đến từ những nỗ lực của đảng Puea Thái mà bà lãnh đạo để cố thông qua một dự luật ân xá chính trị. Các đảng đối lập đã xem đây là một động thái xúc phạm mạnh mẽ họ và cho rằng đảng Puea Thái đang “trắng trợn” tìm cách giải oan cho các “hành động tội ác” của ông Thaksin.

Thượng viện Thái Lan bác bỏ, bà Yingluck cũng đã trì hoãn dự luật, tuy nhiên đây chính là khởi nguồn cho những rắc rối sau này. Đối thủ của ông Thaksin đã tận dụng dự luật như là cái cớ để họ khởi động một cuộc tấn công mới nhất nhằm lật đổ bà Yingluck.

“Thaksin là hồn ma chính trị và người dân Thái Lan không thể vượt qua ông ta”, Pavin Chachavalpongpun của Trung tâm Đại học Kyoto Nghiên cứu Đông Nam Á nhận định, "Thông qua dự luật ân xá, ông ta thử thách người dân trong nước. Điều đó đã cung cấp những người biểu tình một cơ hội để loại bỏ một mối đe dọa đến từ chế độ cũ".

Thái Lan: Khi nào cựu Thủ tướng Thaksin được về nước? - ảnh 2
Biểu tình hòa bình ở Thái Lan đã biến thành bạo động hôm thứ Hai (2/12) trước khi tạm nghỉ để chào đón sinh nhật của nhà vua Bhumibol Adulyadej

Mặc dù lệnh ngừng các cuộc biểu tình đã được công bố để chào đón sinh nhật thứ 86 của Vua Bhumibol Adulyadej vào thứ Năm (5/12), lời tuyên chiến vẫn tiếp tục được đưa ra và một cuộc xung đột kéo dài được dự đoán sẽ tiếp tục diễn ra, kiên quyết chống lại cái gọi là “sự cai trị của ông Thaksin”.

Một số người cho rằng, chiến thắng của bà Yingluck trong cuộc bầu cử năm 2011 thông qua một cuộc vận động tranh cử đứng tên ông Thaksin cũng như một chính sách dân túy thoát khỏi cái bóng của ông. Nội các của bà Yingluck được sắp xếp là những đồng minh thân cận nhất của ông Yingluck và nhiều nhà lập pháp đảng Puea Thái – những người thường xuyên gặp ông Thaksin ở nước ngoài.

Dự luật ân xá được xem là một bước tiến kém cỏi và cay đắng của ông Thaksin, người tưởng đã ru ngủ được những sai lầm của bản thân nhờ vào các chính sách hòa bình mà bà Yingluck đã tiến hành trong quá trình điều hành đất nước.

Thái Lan: Khi nào cựu Thủ tướng Thaksin được về nước? - ảnh 3
Thaksin Shinawatra - Cựu Thủ tướng Thái Lan, người dù đang phải sống lưu vong ở nước ngoài nhưng vẫn có một tầm ảnh hưởng rất lớn đối với tình hình chính trị ở trong nước.

Bà Yingluck đã làm khá tốt một số công việc trên chiếc ghế Thủ tướng Thái Lan. Bà đã phục hồi đất nước từ trận lũ lụt tồi tệ nhất trong suốt 50 năm ở Thái Lan, với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% trong năm 2012.

Chính sách giảm thuế cho những người lần đầu mua nhà và xe hơi giành được một số sự ủng hộ từ tầng lớp trung lưu. Đồng thời, chính sách trợ giá lúa gạo lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân nông thôn, chưa kể đến chính sách chăm sóc sức khỏe gần như miễn phí, trợ cấp xã và các khoản vay giá rẻ từng tồn tại dưới thời Thaksin.

Với khối tài sản tích lũy từ một doanh nghiệp viễn thông và một liên doanh khai thác mỏ vàng, kim cương, thậm chí là một câu lạc bộ ở giải bóng đá Ngoại hạng Anh, tỷ phú Thaksin có đủ tiền để chi cho các chiến dịch tranh cử hiện đại. Nhờ đó, ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2001. Người ta đồn đoán điều tương tự đã xảy ra với cuộc bầu cử của bà Yingluck, tuy nhiên, bà đã phủ nhận điều này.

Tờ Reuters đã đưa ra bình luận cho rằng tình hình bế tắc chính trị ở Thái Lan sẽ dâng cao nếu nước này muốn tiếp tục duy trì nền dân chủ. Theo tờ Reuters, nếu chính phủ của bà Yingluck buộc phải từ chức, việc “chế độ Thaksin” quay trở lại giành quyền kiểm soát sẽ chỉ là vấn đề thời gian, cho dù ông này có thực sự ở Thái Lan hay không.

Tuy vậy, cho đến lúc đó, ông Thaksin có thể đã đặt em gái mình vào thế phải đối mặt với rất nhiều rắc rối.

"Thất bại xá này đã vỗ vào mặt ông ấy. Các cuộc thập tự chinh chống Thaksin đã được khơi lại và có mọi dấu hiệu cho thấy điều này sẽ không dừng lại ở đây", Thitinan Pongsudhirak, một nhà phân tích chính trị tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok cho biết.

"Những cuộc biểu tình đã tạm lắng. Nhưng họ đã thành lập trụ sở tại Bangkok. Điều đó rõ ràng rằng những người biểu tình nhận được sự ủng hộ chiến lược. Và nếu quân đội can thiệp, chắc chắn rằng họ sẽ không đứng về phía chính phủ". 

Phan Sương

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !