Thái Lan đề xuất ASEAN họp bất thường về Biển Đông trước khi gặp TQ
Sihasak Phuangketkeow, Thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết ông đã đưa ra đề xuất này trong cuộc họp cấp cao của các quan chức ASEAN ở thủ đô Brunei. Ông cho biết thêm một số nước vẫn đang xem xét về thời gian diễn ra cuộc họp, nhưng dự kiến nó sẽ diễn ra vào ngày 13 và 14/8 tại Hua Hin, Thái Lan.
Thái Lan hiện là điều phối viên mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. Dự kiến 29/5 tới đây, nhóm công tác ASEAN – Trung Quốc về Tuyên bố chung của các bên ở Biển Đông (DOC) sẽ tiến hành họp tại Bangkok, Thái Lan.
Đường lưỡi bò (đường chín đoạn) - một yêu sách vô lý của Trung Quốc |
Bộ trưởng Ngoại giao của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Quốc dự kiến sẽ gặp gỡ với người đồng cấp Trung Quốc tại Bắc Kinh vào cuối tháng 8 hoặc trong tháng 9 để thảo luận về các vấn đề tranh chấp biển, bao gồm cả việc làm thế nào để thúc đẩy tiến trình xây dựng bộ quy tắc ứng xử dành cho các bên trên Biển Đông (COC) nhằm mục đích giảm thiểu các cuộc xung đột lãnh thổ, lãnh hải.
Người ta kỳ vọng rằng tại cuộc họp trong tháng 9 tới, Trung Quốc sẽ tuyên bố liệu nước này đã sẵn sàng thương lượng về các tranh chấp hay chưa.
Cuộc họp sẽ khởi đầu cho các cuộc đàm phán chính thức về một tuyên bố chung đã bị đình trệ vào năm ngoái sau khi Trung Quốc tỏ ra ngần ngại và tuyên bố rằng họ chỉ có thể đàm phán với ASEAN khi “điều kiện chín muồi”.
Trung Quốc không xây dựng nhóm chuyên gia về COC, tuy nhiên nước này muốn thành lập một nhóm những người nổi tiếng để soạn thảo các điều khoản trong tuyên bố đề xuất. Một số nước ASEAN như Philippines phản đối đề xuất này của Bắc Kinh, nói rằng nó sẽ chỉ làm phức tạp thêm vấn đề. "Đó là một sự lãng phí thời gian", một nhà ngoại giao ASEAN cho biết.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã hoàn tất việc xác định các điều khoản chính và có kế hoạch sử dụng để đàm phán với Trung Quốc trong việc tạo ra một "giao thức ràng buộc hơn" như quy tắc ứng xử.
Bộ quy tắc ứng xử dành cho các bên ở Biển Đông COC được hy vọng sẽ chi phối hành vi của các bên tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, một nhóm phân tán rộng rãi các đảo, cồn, đá ngầm, mỏm đá, bãi cát ngầm trên Biển Đông.
ASEAN muốn bắt đầu các cuộc đàm phán trong "thời cơ sớm nhất". "Chúng tôi đang chuẩn bị để ngồi lại với họ. Mọi người đều muốn các cuộc đàm phán bắt đầu vào thời điểm sớm nhất có thể", nhà ngoại giao giấu tên cho biết, "Nó phụ thuộc vào sự sẵn sàng của Trung Quốc với lý do riêng của họ, nhưng (ASEAN) đã sẵn sàng".
Các quốc gia có yêu sách như Philippines, người khiếu nại và lên tiếng nhiều nhất, hy vọng rằng Brunei, Chủ tịch ASEAN năm nay và quốc gia điều phối Thái Lan sẽ có thể thuyết phục Trung Quốc đồng ý triệu tập một cuộc họp lần đầu tiên để thảo luận về COC.