Thái Lan: Bầu cử không phải là 'thuốc đặc trị'

Một cuộc biểu tình khổng lồ trên các đường phố Bangkok hôm thứ Hai (9/12) nhằm lật đổ “chế độ Thaksin” là dấu hiệu rõ rệt cho thấy bầu cử không thể chấm dứt tình trạng xung đột chính trị hiện nay của Thái Lan, tờ AsiaOne trích dẫn lời chuyên gia nhận định.
Thái Lan: Bầu cử không phải là 'thuốc đặc trị' - ảnh 1

Sau nhiều tuần biểu tình liên tiếp diễn ra, hôm thứ Hai (9/12), Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã gửi đơn đề nghị lên Hoàng gia yêu cầu giải tán Quốc hội và tổ chức một cuộc tổng tuyển cử sớm.

Nhưng đối với phần đông trong số 140.000 người tham gia biểu tình hôm đầu tuần thì điều họ mong muốn nhất hiện nay không phải là thực hiện dân chủ mà chính là muốn thoát khỏi ảnh hưởng của bà Yingluck cùng anh trai bà – cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã bị thất sủng năm 2006.

"Chúng tôi không muốn các cuộc bầu cử", Kamlai Supradith, 70 tuổi, người đã tham gia biểu tình trong hơn một tháng cho biết, "Chúng tôi muốn đuổi gia đình đó (gia đình Thaksin Shinawatra) ra ngoài. Họ là người xấu. Họ hủy hoại đất nước này và họ thậm chí không tôn trọng nhà vua... chúng ta phải đào ra gốc rễ".

Theo tờ Asiaone, trong những năm gần đây, xã hội Thái Lan bị chia rẽ sâu sắc bởi hai nhóm người: những người nông thôn và giai cấp công nhân ủng hộ gia đình Thaksin và tầng lớp trung lưu đô thị, tầng lớp bảo hoàng quý tộc ghét cay ghét đắng ông ta.

Phe ủng hộ ông Thaksin đã giành được chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử từ năm 2001 đến nay. Gần đây nhất là chiến thắng vang dội của bà Yingluck trong năm 2011, bất chấp người anh của bà phải sống lưu vong ở nước ngoài vì tội tham nhũng.

Việc thất bại lặp đi lặp lại trong các hòm phiếu có vẻ như đã khiến những người biểu tình chống chính phủ nhìn nhận “một nền dân chủ tuyệt đối và hoàn hảo sẽ không liên quan đến những gì mà chúng ta thường liên kết với nền dân chủ, như các cuộc bầu cử chẳng hạn”, ông David Streckfuss, một học giả chuyên nghiên cứu về Thái Lan nhận định.

Một chính phủ được tạo dựng từ sự đoàn kết quốc gia sau bầu cử có thể sẽ xảy ra, nhưng một cuộc đảo chính quân sự cũng không loại trừ sẽ tái diễn, mặc dù sự lựa chọn thứ hai là ít khả năng hơn, ông Streckfuss nói thêm.

“Cuộc đảo chính quân sự năm 2006 đã không đạt được mục tiêu loại bỏ phe ủng hộ Thaksin. Trong thực tế, cuộc đảo chính đã đóng một vai trò trong việc thức tỉnh các chính trị gia ủng hộ ông Thaksin. Một cuộc đảo chính mới có khả năng sẽ bị chống lại, dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc hơn”, ông Streckfuss cho biết.

"Không có dân chủ"

Hãng tin AFP từng phỏng vấn những người kêu gọi “một chính phủ không bầu cử”, những người biểu tình muốn lựa chọn lãnh đạo cho riêng họ và sau đó tìm kiếm sự chấp thuận của Nhà vua Thái Lan. Yêu cầu đã bị Thủ tướng Yingluck từ chối vì không hợp hiến.

Thái Lan: Bầu cử không phải là 'thuốc đặc trị' - ảnh 2
Bà Yingluck Shinawatra - Thủ tướng Thái Lan - hiện đang phải đối mặt với những khó khăn mà anh trai bà đã phải đối mặt năm 2006.

"Dân chủ, với đúng ý nghĩa của nó, hiện không tồn tại ở Thái Lan. Thaksin đã phá vỡ nền dân chủ của chúng tôi", một người biểu tình giấu tên nói. Ông lặp đi lặp lại những cáo buộc thường thấy của phe đối lập, rằng chiến thắng của ông Thaksin tại các thùng phiếu chỉ nhờ vào việc mua phiếu tràn lan.

“Họ chỉ là tầng lớp trung lưu không biết gì về chính trị. Họ phải quyết định. Chúng tôi chính là lực lượng có thể gắn kết người Thái Lan với nhau”, một người dân Bangkok cho biết.

Mối hận thù sâu sắc với gia tộc của ông Thaksin biểu hiện rõ rệt trong các cuộc biểu tình. Một số người biểu tình yêu cầu cả gia đình ông phải sống lưu vong, thậm chí có những người so sánh họ với Adolf Hitler – nhà độc tài khét tiếng của Đức Quốc Xã.

Ông Thaksin lại nhận được sự yêu mến bên ngoài Bangkok, đặc biệt là vùng phía bắc và đông bắc Thái Lan. Bởi các chính sách dân túy của ông nhắm mục tiêu tới người nghèo ở nông thông. Ngược lại, giai cấp trung lưu ở Bangkok và miền Nam đều xem ông là kẻ tham nhũng và là mối đe dọa lớn cho chế độ quân chủ.

Nhà lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban vào đêm thứ Hai đã tuyên bố sẽ tổ chức một “cuộc cách mạng nhân dân” chống lại chính phủ do cử tri bầu ra.

"Những gì Suthep muốn - dĩ nhiên là vô lý - là muốn ‘đá’ Shinawatras ra khỏi Thái Lan và sau đó ‘nhổ’ chế độ Thaksin ", nhà cựu ngoại giao Thái Lan Pavin Chachavalpongpun, một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Kyoto của Nhật Bản cho biết.

"Mọi thứ sẽ không dễ dàng", ông nói thêm rằng Đảng Dân chủ đối lập "thậm chí không có bất kỳ kế hoạch tiếp theo nào ngoài việc làm cho tình hình khó kiểm soát hơn".

Nguy cơ mà Yingluck phải đối mặt hiện nay là việc đảng Dân chủ có thể sẽ tẩy chay cuộc bầu cử, kéo dài cuộc khủng hoảng, chuyên gia về Thái Lan Chris Baker cho biết.

Đối với nhiều người biểu tình, tổ chức cuộc bầu cử vào thời điểm này là không thích hợp. Đối với họ, đó không phải là dân chủ, đó là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác.

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !