Thải độc chì cho da mặt là trò bịp

Chuyên gia Bệnh viện Da liễu Trung ương khẳng định trên da mặt không có chì để thải độc hay hút ra.

Nhiều spa, cơ sở làm đẹp quảng cáo biện pháp hút chì, thải độc chì trên da mặt bằng mặt nạ hoặc máy hút, giúp thanh lọc làn da, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, da chết và sắc tố khiến da xỉn màu... Sau khi thực hiện quy trình thải độc, hút chì cho da, trên khăn hoặc bông lau mặt đổi màu sang đen hoặc xám đậm. 

TS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết hút chì cho da hoàn toàn không có cơ sở khoa học. "Da mặt không có chì để thải độc hay hút ra", vị chuyên gia khẳng định.

Sau khi được hấp thu (qua hô hấp, tiêu hóa và da), chì đi vào máu và có tới 99% lượng chì gắn với hồng cầu. Sau đó, chì đi vào các tổ chức mềm và vào xương. Về lâu dài, chì sẽ tập trung chủ yếu ở xương, đặc biệt là ở vỏ xương. Ở người lớn, 95% lượng chì cơ thể tập trung ở xương, ở trẻ em là 70%. 

Theo Tiến sĩ Hà, nhiễm độc chì toàn thân thường gặp ở những người làm việc lâu ở nhà máy hóa chất, xăng dầu có chì, nung, nấu chì, tinh chế chì; dùng thuốc cam, hồng đơn chứa nhiều chì; hoặc người dùng các sản phẩm mỹ phẩm có nhiều chì giúp bám chặt vào da.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, các hãng lớn, sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hàm lượng chì rất nhỏ, không đáng kể hoặc không có. 

"Theo nghiên cứu, những hóa chất khi bôi trên da có thể tồn tại khá lâu, từ 1 tuần đến 1 tháng. Nếu không can thiệp, hóa chất này cũng tự đào thải, vì cứ 28 ngày, tế bào da lại tự luân chuyển, đào thải một lần", Tiến sĩ Hà cho biết. 

Theo các chuyên gia da liễu, việc xuất hiện màu đen, xám đậm trên mặt khi thực hiện phương pháp thải độc tại các spa cần được hiểu đúng. Khi bôi một chất không rõ nguồn gốc lên mặt, kết hợp mồ hôi, mỡ, nhờn thải ra qua da, gặp nhiệt độ tạo sẽ phản ứng hóa học. Điều đó dẫn đến xuất hiện màu đen, màu xám đậm trên da là bình thường, nhưng đó không phải là chì.  

Đối với toàn bộ cơ thể, nếu nồng độ chì máu thấp dưới 10mcg/dL, bệnh nhân không cần điều trị hay can thiệp, chất này vẫn có khả năng tự đào thải qua thận và bài tiết. Những trường hợp ngộ độc chì mới cần phải thải độc theo chỉ định của bác sĩ.

Võ Thu

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

4 dấu hiệu dễ bị bỏ qua của tiền ung thư đại trực tràng

Tổn thương tiền ung thư đại trực tràng không đau đớn khiến nhiều người nhầm với bệnh vặt nên không đi khám. Tế bào ác tính âm thầm xâm lấn, di căn tới các bộ phận khác.

Vị thuốc 'quý như vàng' giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Tam thất là vị thuốc quý, còn được gọi là kim bất hoán (vàng không đổi), bởi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Cách giải rượu bằng loại lá quen thuộc, giá rẻ

Nước lá dong có thể giảm tình trạng say rượu, giúp mát gan, giải độc. Bạn chỉ cần nấu nước hoặc giã lấy nước uống.

Các yếu tố tác động tới nồng độ cồn sau khi uống rượu bia

Cùng uống một lượng rượu như nhau nhưng nồng độ cồn trong máu của mỗi người có thể khác biệt.

Đang cập nhật dữ liệu !