Tên lửa nguy hiểm nhất hành tinh Stinger sắp bị Mỹ ‘khai tử’

Lục quân Mỹ đang có kế hoạch “khai tử” tên lửa Stinger, loại tên lửa vác vai được đánh giá là “ác mộng” của Nga.

Tạp chí Hàng không của Mỹ mới đây công bố báo cáo cho biết, Mỹ đang tìm kiếm một hệ thống tên lửa phòng không vác vai thế hệ mới để thay thế tên lửa Stinger đã có gần 40 năm phục vụ.

Theo báo cáo, Lục quân Mỹ dự kiến trước năm 2026 sẽ mua 8.000 tên lửa phòng không vác vai mới. Bất kỳ sự thay thế nào cho tên lửa Stinger phải tương thích với hệ thống Phòng không Tầm ngắn Cơ động tạm thời (IM-SHORAD) do Mỹ phát triển dựa trên khung gầm xe bọc thép Stryker.

{keywords}
 Tên lửa Stinger chuẩn bị khai hỏa. Nguồn: Sina.

Một nguồn tin cho biết, Lục quân Mỹ hiện đang tiến hành nghiên cứu việc sử dụng công nghệ hiện đại cho các tên lửa phòng không vác vai mới, tên lửa mới sẽ có thể tiêu diệt các loại máy bay không người lái (UAV) từ UAV ScanEagle loại nhỏ do Boeing chế tạo đến UAV RQ-7B Shadow.

Lục quân Mỹ đang cải tiến tên lửa phòng không Stinger Block 1 với ngòi nổ mới có thể diệt mục tiêu mà không cần tiếp xúc, nhưng phiên bản đầu tiên của tên lửa này sẽ bị loại bỏ dần vào năm tài chính 2023. Tên lửa Stinger được phát triển vào năm 1972 và được lắp đặt vào năm 1981.

Hệ thống tên lửa này bao gồm tên lửa FIM-92 Stinger dài 1,52 m, ống phóng và hệ thống điều khiển hỏa lực. Bản thân tên lửa được dẫn đường bằng hồng ngoại và được khống chế bay bởi 4 cánh quạt.

Tên lửa Stinger đã từng được Mỹ cung cấp cho các tổ chức kháng chiến Afghanistan trong cuộc chiến với Liên Xô. Theo "Niên giám Pháo binh Phòng không Mỹ" năm 1993, Lực lượng phiến quân Afghanistan đã sử dụng tên lửa Stinger trong khoảng 340 trận chiến và bắn rơi 269 máy bay các loại, với tỷ lệ trúng đích là 79%.

Gần một nửa số máy bay của Liên Xô bị tổn thất trong cuộc chiến Afghanistan là do tên lửa Stinger. Đến nay, loại tên lửa này vẫn được đánh giá là tên lửa vác vai nguy hiểm nhất hành tinh của Lục quân Mỹ.

Được biết, sau khi Liên Xô triển khai lực lượng quân sự tại Afghanistan để chống lại phiến quân Mujahideen, Mỹ quyết định can thiệp và cung cấp cho phiến quân các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai để đối phó với không quân Liên Xô. Những tổ hợp tên lửa Stinger đầu tiên được CIA chuyển tới Afghanistan vào tháng 9/1986 trong chiến dịch mật mang tên "Gió lốc".

Tên lửa Stinger nhanh chóng trở thành vũ khí đáng sợ đối với phi công trực thăng Liên Xô, chỉ trong tháng đầu tiên sau khi nhận vũ khí mới, phiến quân bắn hạ ba trực thăng Mi-24. Tới cuối năm 1986, Liên Xô mất tổng cộng 23 máy bay chiến đấu và trực thăng quân sự vì tên lửa phòng không Stinger của Mỹ.

Stinger thậm chí còn đủ sức đe dọa cả các tiêm kích MiG của Liên Xô, làm thay đổi đáng kể cục diện chiến trường. Không ít ý kiến cho rằng Stinger là một trong những yếu tố khiến Liên Xô sau đó quyết định rút quân khỏi Afghanistan.

Không chỉ ở Afghanistan, tên lửa Stinger cũng “làm mưa làm gió” ở chiến trường Syria. Lực lượng phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Idlib đã nhiều lần dùng Stinger bắn hạ UAV, trực thăng quân sự Syria và không ít lần khiến chiến đấu cơ Nga phải phóng mồi bẫy thoát thân khi hoạt động tại Idlib.

Quan chức quân sự của Nga từng tiết lộ, Su-24 và cả cường kích thế hệ mới Su-34 của Nga đến nay vẫn chưa có cách khắc chế nào tối ưu hơn ngoài việc phải dùng mồi bẫy khi gặp phải đòn tấn công từ Stinger.

Mãn nhãn màn khai hỏa của ‘vua tăng’ PT-91M Pendekar Lục quân Malaysia

Mãn nhãn màn khai hỏa của ‘vua tăng’ PT-91M Pendekar Lục quân Malaysia

Xe tăng PT-91M Pendekar vừa mới phô diễn sức mạnh “khủng khiếp” trong một cuộc diễn tập của Lục quân Malaysia.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !