Tên lửa Iskander có đủ sức giúp Nga "dọa" NATO?
Iskander là tên lửa đạn đạo tiên tiến của Nga với tầm bắn 500km và có thể và có thể được sử dụng để đối phó với các tên lửa các tên lửa định vị bằng ra đa và các tên lửa định vị bằng vệ tinh thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa NATO đặt ở châu Âu.
Iskander là một trong những tên lửa tiên tiến của Nga. |
Thông báo của Mátxcơva ngày hôm qua khiến Mỹ, Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic gồm Estonia, Lithuania và Latvia lo ngại. “Chúng tôi yêu cầu Nga không có những hành động làm khu vực bất ổn”, phát ngôn viên phó Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf phát biểu.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Ba Lan gọi động thái này của Nga là hành động “gây khó chịu”. “Đối với NATO, đây là một vấn đề đáng quan ngại và chúng tôi sẽ bàn bạc và có hành động ở cấp NATO và cấp EU”, Bộ Ngoại giao Ba Lan tuyên bố.
Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Artis Pabriks cho biết “một số thành phố Baltic” bị đe dọa bởi hành động này của Nga.
Theo một báo cáo của trang tình báo Mỹ Stratfor và một báo cáo trên trang WikiLeaks, trước đây phần lớn các tên lửa Iskander đã được Nga đặt ở Siberia và vùng Bắc Cápcadơ (Caucasus).
Stratfor cũng cho rằng việc Nga điều động tên lửa Iskander tới Kaliningrad là hành động “mang đậm tính chính trị do tên lửa Iskander có thể vươn tới Mỹ hoặc đánh chặn bất kỳ hệ thống tên lửa đạn đạo nào của Mỹ”.
Tên lửa Iskander hiện đang là một trong những mặt hàng vũ khí xuất khẩu hàng đầu của Nga.
“Iskander là loại vũ khí có thể ảnh hưởng tới tình hình quân sự và chính trị ở một số khu vực trên thế giới”, hãng tin Nga ITAR-TASS nhận định.
Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự cho hay do vấn đề tài chính, Nga không thể điều động lượng tên lửa Iskander nhiều như dự định ban đầu.
Stratfor ước tính từ nay tới 2015, Nga sẽ chỉ sản xuất và điều động khoảng 60 tên lửa Iskande, một số lượng quá ít nên không đủ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với phương Tây.
Các nhà phân tích cũng cho rằng Kremlin có vẻ như đang thực hiện “chiến tranh tâm lý” đối với những quốc gia mà NATO đặt lá chắn tên lửa như Ba Lan.
“Có vẻ như họ (Nga) đang tiến hành một chiến dịch tuyên truyền. Họ hi vọng rằng người Ba Lan sẽ sợ hãi và phản đối kế hoạch điều động tên lửa của Mỹ”.