Tên lửa hiện đại của Trung Quốc sẽ được trang bị thêm đầu đạn giả?
Theo đó, ông Li cho rằng trong số nhiều đầu đạn được trang bị trong tên lửa, chỉ có một chiếc là đầu đạn thật, còn lại chỉ là chim mồi với mục đích “chống lại các hệ thống phòng thủ tên lửa”.
Công nghệ tên lửa của Trung Quốc được Mỹ coi là hiểm họa tiềm tàng của an ninh quốc gia nước này cũng như trên thế giới. |
Ông Li nói thêm rằng Trung Quốc hiện đang thử nghiệm công nghệ MIRV, song họ không có đủ đầu đạn để sẵn sàng sử dụng. Dù vậy, bản thân ông Li cũng phản đối Trung Quốc sử dụng tên lửa MIRV bởi điều này sẽ đưa Bắc Kinh “vào tình thế khó khăn”.
Trái ngược với đánh giá của ông Li, Bộ Quốc phòng Mỹ tin rằng Trung Quốc đã thực sự có trong tay một tên lửa MIRV hoàn chỉnh. Trong báo cáo thường niên lên Quốc hội Mỹ về khả năng quân sự của Trung Quốc, bộ này khẳng định rằng Trung Quốc đã lần đầu tiên có tên lửa MIRV trang bị các đầu đạn hạt nhân, và cho biết tên lửa DF-5 và tên lửa DF-41 có thể đã có khả năng phóng đầu đạn phân hướng.
Chuyên gia Hans M. Kristensen của Hiệp hội Các Nhà khoa học Mỹ (FAS) đã viết về tên lửa MIRV rằng nó “phóng đi hai hoặc nhiều đầu đạn nhằm tiêu diệt các mục tiêu khác nhau”, mỗi mục tiêu có thể cách nhau “hơn 1.500km”. Do khả năng này, các nước sở hữu vũ khí hạt nhân có thể che giấu mục tiêu thực sự khi tấn công, và khiến họ trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Ông Li dường như tin rằng tên lửa MIRV sẽ có những đầu đạn giả để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương, qua đó nâng cao khả năng đầu đạn thật sẽ bắn trúng mục tiêu. Đối phương gần như sẽ không thể phát hiện ra đầu đạn thật, do đó việc Trung Quốc sở hữu loại vũ khí này vẫn sẽ ảnh hưởng đến cân bằng an ninh và chính trị trong khu vực. Rất có thể các nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Mỹ, Nga, Ấn Độ sẽ có những bước đi cần thiết để chống lại MIRV của Trung Quốc.
Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 2014 nhận định, “thế hệ tên lửa mới của Trung Quốc, được trang bị công nghệ MIRV và các bộ phận nâng cao tốc độ tên lửa, giúp nước này đảm bảo khả năng chiến đấu trong bối cảnh Mỹ có những động thái về quân sự và Nga cũng đang phát triển các hệ thống phòng không lợi hại”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.