Tên lửa đạn đạo Sarmat mới của Nga thức tỉnh Mỹ

Sarmat là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng. So với các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, các loại sử dụng nhiên liệu lỏng có hiệu suất cao hơn.

Trong cuộc họp mở rộng của Bộ quốc phòng mới đây, Tổng thống Nga Putin đã tổng kết hoạt động của quân đội Nga trong năm 2014 và cho biết trong năm 2015 này, các lá chắn hạt nhân của Nga tiếp tục được củng cố.

Năm 2015, lực lượng hạt nhân Nga sẽ có thêm 50 tên lửa đạn đạo liên lục địa mới (loại phóng từ đất liền và trên biển). Dự kiến, đến năm 2018, các lực lượng tên lửa sẽ được đổi mới hoàn toàn, sau khi Nga hoàn thành phóng thử nghiệm loại tên lửa hạng nặng mới sử dụng nhiên liệu lỏng “Sarmat”.

Tên lửa đạn đạo Sarmat mới của Nga thức tỉnh Mỹ - ảnh 1

Tên lửa thay thế cho dòng Satan

Sarmat là một trong những loại vũ khí mới và được giữ bí mật nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga hiện nay. Tên lửa hạng nặng này được thiết kế để thay thế cho loại tên lửa RS-20 Voyevod (phương Tây gọi là Quỷ Sa tăng). Voyevod – là  loại tên lửa chiến lược lớn nhất và có sức hủy diệt mạnh nhất trên thế giới tính tới thời điểm hiện tại. Tên lửa này nặng 210 tấn và có thể phóng 10 đầu đạn hạt nhân tới mục tiêu, khối lượng mỗi đầu đạn mang theo lên tới 750 kiloton.

Thời Liên Xô có khoảng 308 tổ hợp tên lửa Voyevod (Satan), hiện tại Bộ quốc phòng Nga đang sở hữu 52 tổ hợp này. Các tổ hợp tên lửa này được triển khai tại Dombarovsky và Uzhur ở khu vực Orenburg và Altai.

Voyevod được sản xuất tại tỉnh Dnipropetrovsk (miền Nam Ukraine) bởi hãng tên lửa nổi tiếng thế giới Yuzhmash . Do tình hình phức tạp trong mối quan hệ với Ukraine hiện nay, việc Nga tiếp tục hợp tác với hãng Yuzhmash là vô cùng khó khăn. Vì thế, dự định của Bộ quốc phòng Nga - để Voyevod trong thành phần chiến đấu của lực lượng tên lửa đến năm 2020 có lẽ phải thay đổi.

Satan có ưu điểm miễn nhiễm với sóng điện từ, nó được phóng từ các silo (giếng phóng) cố định trong lòng đất. Satan có hệ thống mồi bẫy tinh vi nên rất khó đánh chặn. Nó mang theo 10 đầu đạn hạt nhân hạng nặng độc lập lớp magetone có sức công phá rất lớn, đủ để phá hủy cả 1 thành phố lớn như New York. Chính vì thế, phương Tây đã đặt biệt danh cho nó là “Quỷ sa tăng”.

Phát biểu trên kênh truyền hình quốc phòng STAR, cựu Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Viktor Yesin cho biết “Bộ quốc phòng đang phối hợp với các nhà sản xuất tiến hành chế tạo loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới cho Nga, nghiên cứu các thông số kỹ thuật và thảo luận thời hạn hoàn tất các thử nghiệm nhà nước để đưa vào trang bị cho quân đội vào năm 2018”.

Viện thiết kế thuộc Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Nga đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát để xác định hình dạng của loại tên lửa đạn đạo tương lai và nhà thầu thực hiện dự án chế tạo nó. Đây sẽ là tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ thứ năm của Nga, nó không phải bản sao của Voyevod như dự đoán của một vài chuyên gia. Trung tâm tên lửa quốc gia Makeyev (trụ sở tại Miass, vùng Chelyabinsk) sẽ thực hiện nghiên cứu chế tạo loại tên lửa này.

Tên lửa đạn đạo Sarmat mới của Nga thức tỉnh Mỹ - ảnh 2

Tổ hợp tên lửa mới

Trung tâm tên lửa quốc gia Makeyev (GRTS) nổi tiếng về việc chế tạo ra các loại tên lửa đạn đạo cho tàu ngầm hạt nhân. Những năm gần đây, Trung tâm đã cung cấp cho quốc phòng hai hệ thống tên lửa mới RSM-54 Sineva và 1 phiên bản nâng cấp của nó là tên lửa Lainer. Cả 2 loại tên lửa này được trang bị cho tàu tuần dương hạt nhân chiến lược thuộc dự án 667 lớp Delphin.

Giám đốc điều hành, kiến trúc sư trưởng GRTS – ông Vladimir Degtar cho biết: “Lainer là loại tên lửa tiết kiệm nhiên liệu vượt trội so với các loại tên lửa chiến lược hiện đại của Anh, Trung Quốc, Mỹ và Pháp. Còn về tác chiến, nó không hề thua kém loại Trident-2 của Mỹ”. Lainer có khả năng mang tải trọng vũ khí hỗn hợp: phần chiến đấu của nó có thể được trang bị 8 hoặc 10 đầu đạn công suất nhỏ hay 4 đầu đạn công suất trung bình với các phương tiện hiện đại để vượt qua mọi lá chắn tên lửa của đối phương. 

 GTRS Makeyev có kinh nghiệm chế tạo các loại tên lửa đạn đạo có trọng lượng lớn. Họ đã từng tạo ra tên lửa RSM-52 – vũ khí chính của loại tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới thuộc dự án 941 lớp Typhoon. Tên lửa dùng nhiên liệu rắn (kèm theo 1 động cơ đẩy) này nặng tới 100 tấn và được trang bị 10 đầu đạn hạt nhân. Thật không may, RSM-52 cùng 1 loạt các tàu ngầm lớn nhất thế giới lớp Typhoon đã bị chìm vào quên lãng. Lần phóng tên lửa cuối cùng diễn ra vào năm 2012. Con tàu cuối cùng của lớp này mang tên Dmitry Donskoy cũng đang chờ đợi số phận tương tự như người anh em của mình.

Sarmat là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng. So với các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, các loại sử dụng nhiên liệu lỏng có hiệu suất cao hơn.  Ví dụ như, Sineva đã thiết lập một kỷ lục mới về tầm bắn - 11500km. Hệ thống Sarmat được triển khai dưới hầm với phần chiến đấu mang đầu đạn hạt nhân nhắm các mục tiêu độc lập. Theo các nguồn tin, Sarmat có khả năng mang theo nhiều thiết bị siêu thanh giống như các hệ thống tên lửa chiến lược mới nhất của Nga hiện tại (Topol-M, RS-24 Yars và Bulava).

Theo các chuyên gia, hệ thống siêu thanh sẽ mang lại cho Sarmat khả năng vượt qua tất cả hệ thống phòng thủ tên lửa trên thế giới. Không một hệ thống nào có thể theo dõi được tên lửa hay đường bay của đầu đạn tên lửa này. Khi đang bay theo biểu đồ, đầu đạn sẽ bất ngờ phá vỡ đường bay cố định và bắt đầu bay với tốc độ siêu âm, ôm sát địa hình và thay đổi độ cao cũng như độ nghiêng. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng  Nga Yuri Borisov cho biết, tầm bắn của Sarmat sẽ vượt quá 11.000 km.

Tên lửa đạn đạo Sarmat mới của Nga thức tỉnh Mỹ - ảnh 3

Từ mặt biển tới đất liền

Sắp tới Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN) sẽ thay thế các loại tên lửa hạng nặng đã cũ như RS-20 và RS-18 bằng Sarmat trong các hầm phóng Silo. 

Hầm phóng Silo – là một cấu trúc kỹ thuật phức tạp không chỉ đảm bảo cho các vụ phóng tên lửa mà nó còn đảm bảo an toàn cho chính mình khi tiếp xúc trực tiếp với các đầu đạn hạt nhân trong hầm. Thời Liên Xô, người ta đã tiến hành các cuộc thí nghiệm và kết luận rằng, để phóng một tên lửa từ hầm silo thì cần ít nhất 7-9 đầu đạn hạt nhân. Điều đó đảm bảo cho 1 cuộc tấn công hạt nhân trả đũa đối với kẻ thù. Một lần nữa, thực tế chứng minh rằng, GTRS Makeyev sẽ tạo cho tên lửa mới có khả năng cất cánh ngay sau một vụ nổ hạt nhân để hướng tới mục tiêu ở bán cầu bên kia Trái đất. Hiện tại, chỉ có RS-20 Voyevod mới có khả năng này.

Bình đẳng chiến lược

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ,Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đặt bút ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START-3) vào ngày 08/04/2010 tại Prague (Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 05/02/2011). Theo đó, Moscow và Washington chỉ được sử dụng số đầu đạn và bom hạt nhân chiến lược giới hạn ở 1.550 đơn vị. Số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng được triển khai giới hạn ở con số 700.

Tên lửa đạn đạo Sarmat mới của Nga thức tỉnh Mỹ - ảnh 4

Theo báo cáo, hiện tại Nga sở hữu 528 tên lửa đạn đạo, Mỹ là 794 tên lửa. Số lượng đầu đạn và bom hạt nhân của Nga là 1.643, của Mỹ là 1.652. Điều này cho thấy lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga và Mỹ là ngang nhau. Đây được coi là yếu tố chính để kiềm chế hạt nhân và đảm bảo khả năng phát động một cuộc đối đầu quy mô lớn với phương Tây. 

Tại thời điểm RS-20 Voyevod xuất hiện, loại tên lửa có khả năng thâm nhập lãnh thổ đối phương và phá hủy cả 1 thành phố như New York đã khiến các chính trị gia phải giật mình. Hôm nay, lịch sử dường như được lặp lại. Để thức tỉnh Mỹ, Nga một lần nữa phải sử dụng đến siêu vũ khí. Theo website của “Lực lượng hạt nhân chiến lược Nga” (http://russianforces.org/), ngày 01/01/2014 chỉ có 52 tên lửa RS-20 Voyevod bao gồm 520 đầu đạn hạt nhân (chỉ chiếm gần một phần 3 số lượng đầu đạn hạt nhân của Nga) được đưa vào trực chiến. Sarmat vượt trội so với  Satan (RS-20 Voyevod) về các đặc tính kỹ/chiến thuật. Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nga Yuri Borisov gọi Sarmat là “một loại vũ khí độc đáo” mà Hoa Kỳ không có.

Đức Dũng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !