Tế bào ung thư vú tồn tại hàng chục năm trước khi hình thành khối u
Ung thư vú phát triển hàng chục năm. |
Tế bào ác tính phát triển hàng chục năm
Các tế bào chế tiết sữa hoặc tế bào lót ống dẫn sữa bị biến đối thành tế bào ung thư do đột biến gen không sửa chữa bởi các yếu tố nguy cơ ngoại sinh và /hoặc các yếu tố nội sinh. Những tế bào ung thư này tạo nên 2 thể thường gặp nhất là ung thư thể tiểu thuỳ và thể ống xâm nhập.
Từ khối u có đường kính 2cm phát triển thành 4cm cần thời gian ngắn hơn nữa tuỳ thuộc có bao nhiêu % tế bào ung thư tham gia vào quá trình phân chia (quá trình nhân đôi). Và các nhà nghiên cứu cho rằng tế bào ung thư phân chia theo hàm số mũ. 80-90% bệnh nhân ung thư vú phát hiện có u.
Khi khối u to xâm lấn xuống sâu vào cơ thành ngực, thành ngực làm khối u cố định không di động được khi thăm khám. Khối u ở xung quanh núm vú sẽ kéo tụt núm vú. Khối u xâm lấn ra ngoài da dính vào da làm da thay đổi màu da hoặc hình "sần da cam".
Ung thư vú thể viêm gây tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau một vùng hay toàn bộ tuyến vú. "Thể" này có tiên lượng rất nặng có thể tử vong trong một vài tháng nếu không được điều trị đúng phương pháp. Ngoài ra rất có thể phát hiện tình trạng chảy dịch núm vú đặc biệt dịch màu hồng hoặc dịch máu.
Trong một số trường hợp xuất hiện hạch nách. Có một số trường hợp u vú có thể nhỏ nhưng hạch nách khá to gây chèn ép thần kinh, gây đau dọc mặt trong cánh tay lan xuống ngón tay.
Có trường hợp sờ thấy hạch dọc mặt trong cánh tay. Những trường hợp đến muộn khối u to xâm lấn da gây vỡ, chảy dịch, máu ra ngoải. Có một số trường hợp di căn xương (gây đau xương vùng di căn), di căn phổi (ho máu, tức ngực)... ngay khi được chẩn đoán ung thư vú.
Cảnh báo từ thuốc tránh thai
Theo PGS Hiển đến nay nguyên nhân gây ung thư vú vẫn chưa được tác định. Ngoài các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, rượu bia, các chuyên gia còn cảnh báo ung thư vú có thể do sử dụng thuốc tránh thai nhiều năm.
PGS Nguyễn Duy Hiển – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết thuốc tránh thai đường uống là tác nhân gây ung thư vú ở chị em phụ nữ. Những người dùng thuốc tránh thai đường uống kéo dài, thường xuyên trên 5 năm làm tăng khả năng mắc ung thư vú lên 1,5 lần, trên 10 năm tăng lên 2 lần so với người không dùng.
Ngoài ra, phụ nữ có kinh nguyệt sớm (trước 13 tuổi với phụ nữ Việt Nam, trước 12 tuổi với phụ nữ Mỹ) và tắt kinh muộn (sau 50 và sau 55 tuổi tương ứng) có khả năng mắc ung thư vú cao hơn người khác. Cũng như vậy với phụ nữ có con đầu lòng sau 30 tuổi và không sinh con lần nào hoặc không cho con bú có tỷ lệ ung thư vú cao hơn.
Ung thư vú là loại ung thư có mối liên quan với di truyền khá cao. Có đến 5-10% số bệnh nhân ung thư vú liên quan đến gen di truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau.