Tàu phóng lôi – ‘những chú lính chì dũng cảm’ của Hải quân Liên Xô

Liên Xô rất chú trọng các tàu phóng ngư lôi tốc độ cao. Nhờ ưu thế về tốc độ và khả năng tấn công rất uy lực bằng ngư lôi mang đầu nổ mạnh, các tàu phóng lôi có thể đánh bại những tàu chiến lớn hơn rất nhiều lần.

Với đặc trưng của học thuyết hải quân Xô viết, kế thừa kinh nghiệm từ chiến tranh Crimea (1853-1856) và chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), trưởng thành trong chiến tranh chống phản loạn và can thiệp nước ngoài (1917-1922) và chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941-1945), Liên Xô rất chú trọng các tàu phóng ngư lôi tốc độ cao. Tuy nhỏ bé, nhưng nhờ ưu thế về tốc độ, nên các tàu phóng lôi có khả năng tấn công rất uy lực. Với đòn tấn công bằng ngư lôi mang đầu nổ mạnh, các tàu phóng lôi có thể đánh bại những tàu chiến lớn hơn rất nhiều lần.

Dưới đây là thông tin tóm tắt về các đề án tàu phóng lôi Liên Xô kể từ khoảng năm 1945:

Đề án TD-200 và TM-200

Năm 1942, Hồng quân bắt đầu nghiên cứu các tàu phóng lôi kiểu mới với thiết kế tương tự nhau, nhưng có khác biệt về vật liệu: Với Đề án TD-200 là gỗ và Đề án TM-200 là thép.

Tàu phóng lôi – ‘những chú lính chì dũng cảm’ của Hải quân Liên Xô - ảnh 1

Đề án tàu phóng lôi vỏ gỗ TD-200

Một chiếc tàu phóng lôi TD-200 được đóng thử và gia nhập biên chế ngày 28-7-1946. Sau đó, thiết kế TD-200 được chỉnh sửa lại thành Đề án TD-200bis, thay thế động cơ xăng thành động cơ diesel, bỏ bớt một trọng liên 12,7mm hai nòng, bỏ các bom chìm chống ngầm và bổ sung thêm radar.

Chiếc tàu phóng lôi TD-200bis đầu tiên gia nhập biên chế Hải quân Xô viết ngày 22-10-1947. Tổng cộng có 168 tàu phóng lôi TD-200bis được sản xuất. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 44,8 tấn, tối đa 47,2 tấn. Tàu dài 23,75m, rộng 4m, mớn nước 1,14m. Tàu có ba động cơ diesel M-50 công suất 1.000 mã lực và ba máy phát điện 1kW, cho tốc độ tối đa 38,4 hải lí/h. Dự trữ hành trình 6 ngày, tầm hoạt động lên đến 600 hải lí ở tốc độ 25 hải lí/h và 805 hải lí ở tốc độ 13,7 hải lí/h.

Về vũ khí, tàu được trang bị hai trọng liên 12,7mm hai nòng 2-UKT và hai ống phóng ngư lôi TTKA-53 cỡ 533mm. 48 tàu TD-200bis cuối cùng được đóng có trang bị thêm radar trinh sát mặt biển và đường không Zarnitsa (Skin Head), có tầm trinh sát 14 hải lí với mục tiêu mặt biển, 8 hải lí với mục tiêu bay thấp. 48 tàu này cũng được trang bị hệ thống nhận diện địch - ta Fakel-M. Biên chế thủy thủ đoàn 11 người.

Trong khi đó, chỉ có 19 tàu phóng lôi TM-200 được đóng và gia nhập biên chế trong năm 1946. Do khác biệt về chất liệu so với Đề án TD-200, nên TM-200 gặp nhiều khó khăn khi thiết kế, trang bị vũ khí cũng bị cắt giảm để đảm bảo lượng giãn nước và tốc độ tàu.

Tàu phóng lôi TM-200 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 43,8 tấn, tối đa 46 tấn. Tàu dài 23,4m, rộng 4m, mớn nước 1,37m. Được trang bị ba động cơ xăng 1.200 mã lực, tàu có tốc độ tối đa 38 hải lí/h. Dự trữ hành trình 6 ngày, tầm hoạt động ngắn hơn so với Đề án TD-200, chỉ là 488 hải lí ở tốc độ 9,4 hải lí/h.

Tàu phóng lôi – ‘những chú lính chì dũng cảm’ của Hải quân Liên Xô - ảnh 2

Tàu phóng lôi TD-200 với tốc độ cao

Tàu được trang bị ba trọng liên 12,7mm MTU-2. Vũ khí tiến công chính của tàu là hai ống phóng ngư lôi TTKA-53 cỡ 533mm. Tàu cũng được trang bị 4 bom chìm BB-1 và 8 bom chìm BM-1 để chống ngầm. Biên chế thủy thủ đoàn 11 người.

12 tàu phóng lôi TM-200 đã được chuyển cho Hải quân Bulgaria trong giai đoạn 1948-1950.

Đề án 123 - Tàu phóng lôi đã đánh đuổi tàu khu trục Maddox

Khác với các tàu phóng lôi cỡ lớn TD-200 và TM-200, Đề án 123 là mẫu tàu phóng lôi cỡ nhỏ (lượng giãn nước dưới 20 tấn), hoạt động ở gần bờ hơn, và được trang bị ống phóng ngư lôi 450mm thay cho cỡ 533mm.

Tổng cộng đã có 336 tàu phóng lôi Đề án 123 được chế tạo. Từ phiên bản Đề án 123bis đầu tiên, Liên Xô đã cải tiến thành Đề án M123bis (thay thế động cơ xăng bằng động cơ diesel), sau đó là Đề án 123K (thay hai khẩu trọng liên 12,7mm hai nòng 2-UKT bằng một khẩu trọng liên 14,5mm hai nòng 2M-5, bổ sung thêm radar). Ở đây chỉ tập trung giới thiệu mẫu tàu Đề án 123K, chúng được sản xuất với số lượng lớn, được viện trợ cho nhiều nước. Trung Quốc cũng đã đóng các tàu phóng lôi P-4 theo mẫu Đề án 123K. Hải quân Nhân dân Việt Nam cũng đã tiếp nhận 12 tàu phóng lôi P-4. Ba chiếc tàu phóng lôi P-4 mang số hiệu T-333, T-336 và T-339 đã tham gia trận chiến đánh đuổi tàu khu trục Maddox của Mỹ ra khỏi vùng biển miền Bắc ngày 2-8-1964.

Tàu phóng lôi Đề án 123K có lượng giãn nước tiêu chuẩn 19,26 tấn, tối đa 22,5 tấn. Tàu dài 19,26m, rộng 3,43m, mớn nước 0,77m. Với hai động cơ diesel 1.000 mã lực M-50, tàu phóng lôi 123K có thể đạt tốc độ tối đa 50 hải lí/h. Dự trữ hành trình 1,5 ngày, tầm hoạt động 450 hải lí ở tốc độ 35 hải lí/h.

Tàu phóng lôi – ‘những chú lính chì dũng cảm’ của Hải quân Liên Xô - ảnh 3

Đề án tàu phóng lôi 123K

Tàu được trang bị một trọng liên 14,5mm hai nòng 2M-5 (cơ số đạn 800 viên), hai ống phóng ngư lôi TTKA-45 cỡ 450mm và 6 bom chìm chống ngầm BM-1. Tàu cũng có radar trinh sát mặt biển và đường không Zarnitsa và hệ thống nhận dạng địch - ta Fakel-M. Biên chế thủy thủ đoàn 7 người.

Đề án 125 - Tàu phóng lôi siêu tốc

Trong số 18 tàu được đóng, chỉ có hai tàu phóng lôi cánh ngầm Đề án 125, còn lại là 16 tàu tuần tra cao tốc Đề án 125A. Với tốc độ lên đến 73,4 hải lí/h (136km/h), tàu phóng lôi Đề án 125 là mối đe dọa nguy hiểm với kẻ địch ở gần bờ nhờ khả năng tấn công nhanh và bất ngờ.

Tàu phóng lôi – ‘những chú lính chì dũng cảm’ của Hải quân Liên Xô - ảnh 4

Biên đội tàu phóng lôi P-4 (đóng theo mẫu 123K) của Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tàu phóng lôi cao tốc Đề án 125 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 53,2 tấn, tối đa 60,9 tấn. Tàu dài 25m, rộng 4,9m, mớn nước 1,24m (tính cả cánh ngầm là 2,7m). Tàu được trang bị hai động cơ M-503G công suất 4.000 mã lực, hai turbine khí D-20P công suất 10.000 mã lực, hai máy phát điện diesel DGKN-40. Chính nhờ động cơ cực mạnh này mà con tàu có thể đạt được vận tốc rất cao. Tàu có dự trữ hành trình 5 ngày, tầm hoạt động 300 hải lí ở tốc độ 45 hải lí/h.

Tàu được trang bị hai pháo 23mm hai nòng và hai ống phóng ngư lôi 533mm. Biên chế thủy thủ đoàn 12 người.

Đề án 183 - Bước chuyển từ tàu phóng lôi sang tàu tên lửa cao tốc

Đề án 183 là một mẫu tàu phóng lôi vỏ gỗ được sản xuất với số lượng lớn, lên đến 421 chiếc, gồm các phiên bản Đề án 183, 183T, 183TK, 183A và 183U. Trên cơ sở tàu phóng lôi Đề án 183, Hải quân Xô viết đã cho ra đời tàu tên lửa cao tốc đầu tiên trên thế giới: Đề án 183R. Thay cho ngư lôi, tàu tên lửa 183R mang hai bệ phóng tên lửa diệt hạm P-15 Termit.

Trong số các phiên bản, kiểu tàu Đề án 183 nguyên gốc chiếm số lượng áp đảo (333 chiếc). Các phiên bản sau có một số thay đổi, như bổ sung động cơ turbine khí (Đề án 183T và 183TK), thay thế radar (Đề án 183TK dùng radar trinh sát mặt biển và đường không Reya), thay đổi cơ cấu vũ khí … Ở đây tập trung giới thiệu về Đề án 183 nguyên gốc. Việt Nam cũng từng nhận được 6 tàu phóng lôi P-6 do Trung Quốc đóng theo mẫu Đề án 183 của Liên Xô.

Tàu phóng lôi – ‘những chú lính chì dũng cảm’ của Hải quân Liên Xô - ảnh 5

Đề án tàu phóng lôi 183

Tàu phóng lôi Đề án 183 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 56,6 tấn, tối đa 67,1 tấn. Tàu dài 25,5m, rộng 6,18m, mớn nước 1,24m. Tàu được trang bị 4 động cơ M-50T công suất 1.200 mã lực, 1 máy phát 12,5kW, 4 máy phát điện 1kW. Tốc độ tối đa của tàu là 43 hải lí/h, dự trữ hành trình 5 ngày, tầm hoạt động lên đến 1.000 hải lí ở tốc độ 14 hải lí/h, và giảm xuống còn 600 hải lí ở tốc độ 33 hải lí/h.

Tàu được trang bị hai pháo 25mm hai nòng 2M-3 (cơ số đạn 2.000 viên), hai ống phóng ngư lôi TTKA-53M cỡ 533mm với hệ thống điều khiển hỏa lực Tros. Tàu còn có 8 bom chìm BB-1 để chống ngầm. Biên chế thủy thủ đoàn 14 người.

(Còn nữa)

Thanh Hoa

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !