Tàu ngầm Trung Quốc tụ tập về gần Vịnh Bắc Bộ
Tàu ngầm Trung Quốc tụ tập về gần Vịnh Bắc Bộ
> Những chiến hạm tối tân nhất thế giới đang tiến vào Biển Đông
> Việt Nam sẽ tham gia tập trận và gìn giữ hòa bình quốc tế
> Hàn Quốc chi hơn 2 tỷ đô la mua tên lửa đối phó Triều Tiên
Tàu ngầm tấn công lớp Thương và tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn có thể ở trong khu vực gần Vịnh Bắc Bộ để thực hiện các đòn tấn công bằng tên lửa hạt nhân chiến lược.
Trong vùng biển này, tàu lớp Tấn hoàn toàn có thể đảm bảo được an toàn cho chính mình khi tham gia các hoạt động tác chiến hạt nhân chiến lược.
Hình ảnh minh họa bố trí cầu cảng, hầm trong núi ở căn cứ tàu ngầm Tam Á, đảo Hải Nam. |
Nơi tập trung tàu ngầm hạt nhân chiến lược
Bài báo viết, sau 10 năm xây dựng, căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc tại Tam Á, Hải Nam đã hoàn thành.
Các hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, tại căn cứ này, Trung Quốc cho xây dựng hàng loạt kho lớn cực kì kiên cố, các cầu cảng neo đậu tàu ngầm cũng được tăng lên thành 4 với độ dài 230m. Điều này có nghĩa là trong tương lai, số lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược sẽ tăng lên ít nhất là bằng với số cầu cảng.
Bên cạnh đó là hai tàu ngầm hạt nhân của hạm đội Nam Hải đang neo đậu ở Tam Á. Trong đó, chắc chắn 1 chiếc là tàu ngầm tiến công lớp Thương, chiếc còn lại rất có khả năng là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn.
Việc nhận diện các tàu trên dựa vào việc trên tàu có 1 thiết bị định vị thủy âm (sonar) đặt ở phía sau đuôi. Loại sonar này giống hệt những loại khác trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược trước đây của Liên Xô. Đây chính là loại sonar mà Hải quân Trung Quốc dùng cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược của mình.
Bài viết giả thuyết rằng, sau khi hoàn thành việc xây dựng căn cứ ở Tam Á, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ chuyển dần về đây.
Hiện ở đây mới có 1 tàu lớp Tấn nhưng nhiều khả năng, các tàu khác sẽ rời căn cứ Thanh Đảo để chuyển về Tam Á. Ý đồ chiến lược của việc chuyển quân này rất rõ ràng: lợi dụng điều kiện nước sâu của Vịnh Bắc Bộ và biển Đông, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong việc trinh sát tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc
Căn cứ che giấu tiếng ồn tàu ngầm
Tại căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ nhất của Trung Quốc ở Thanh Đảo, độ sâu trung bình là khoảng 100m. Đối với sự ồn ào của tàu ngầm hạt nhân chiến lược mà nói, độ sâu này rất khó để có thể trốn sự phát hiện của sonar đối phương.
Khi vận hành, nếu thời tiết không có mây, nắng to, tàu ngầm lớp Tấn thậm chí có thể bị phi hành đoàn trên máy bay chống ngầm P3-C nhìn thấy bằng mắt thường.
Với căn cứ Tam Á lại hoàn toàn khác, trong bán kính 80km từ căn cứ này, độ sâu trung bình của biển là khoảng 200m, rất có lợi cho việc ẩn mình của tàu ngầm.
Ngoài ra, căn cứ Tam Á còn là cửa ngõ tiến vào biển Đông của Trung Quốc. Tàu ngầm tấn công và tàu nổi có thể từ đây thực hiện các nhiệm vụ hành quân và tác chiến ở khu vực biển Đông, cũng như đối phó với các cuộc xung đột bất ngờ.
Căn cứ Tam Á cách đảo Guam gần 4.000 km - hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa JL-2. Với lợi thế về địa hình vùng nước ở biển Đông, tàu ngầm Trung Quốc hoàn toàn có thể im lặng tiến ra biển Đông; từ đó thực hiện các đòn tấn công vào Alaska hoặc Hawaii.
Bài viết dự đoán, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, tàu ngầm lớp Tấn sẽ hoạt động trong phần hải phận Trung Quốc thuộc Vịnh Bắc Bộ.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ điều thêm 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Thương và 4 tàu ngầm chạy bằng diesel thuộc lớp Kilo Type 636M thực hiện phong tỏa các lối vào vịnh Bắc Bộ nhằm bảo vệ cho tàu lớp Tấn.
Theo Đất Việt