Tàu ngầm 'siêu êm' Trung Quốc khiến Mỹ 'đau đầu'
Việc tranh luận này được dựa trên hai yếu tố. Đầu tiên, hải quân Mỹ có thể không nhận được đủ ngân sách để duy trì một lực lượng 40-50 chiếc tàu ngầm tấn công. Thứ hai, khả năng ít gây tiếng ồn của các tàu động cơ diesel-điện hiện đại ngày nay khiến các tàu ngầm hạt nhân gây ồn lớn ở vào thế bất lợi, đặc biệt là khi hoạt động ở các vùng nước ven bờ.
Tàu ngầm chạy diesel-điện 041 lớp Yuan của Trung Quốc |
Với bộ phận cảm biến hiện đại, các tàu chạy bằng diesel-điện đời mới là vũ khí tốt nhất để tìm kiếm và phá hủy các tàu chạy bằng diesel-điện khác. Khi tàu ngầm hạt nhân là lựa chọn hàng đầu cho việc di chuyển quãng đường dài, thì tàu diesel-điện lại có khả năng hoạt động tốt tại các vùng ven bờ, ít tiếng ồn và khó bị phát hiện.
Hiện nay có 39 quốc gia trên thế giới sở hữu khoảng 400 tàu ngầm diesel-điện. Trong đó chỉ có ba nước (Trung Quốc, Iran và Triều Tiên) là dùng tàu ngầm để đối phó với Mỹ và các đồng minh. Trung Quốc hiện sở hữu đến 50 chiếc, Iran chỉ có 3 chiếc (cùng 25 tàu ngầm mini) và Triều Tiên có 20 chiếc (và 50 tàu ngầm mini). Vì vậy, Mỹ đang phải đối phó với 73 chiếc tàu ngầm diesel-điện và 75 tàu ngầm mini.
Nhưng hơn một nửa trong số các tàu ngầm diesel-điện và tàu ngầm mini này đã cũ kĩ, lỗi thời và gây nhiều tiếng ồn. Chi có 36 tàu ngầm và 40 tàu ngầm mini có khả năng đe dọa rõ rệt, và các tàu này hoạt động nhiều tại vùng biển ở Đông Á và vùng vịnh Péc-xích, gây nguy hiểm đối với các tàu chiến của Mỹ.
Nhiều thập kỉ qua, hải quân Mỹ đã cố gắng nghiên cứu xem mức độ đe dọa đó lớn đến đâu. Năm 2005 và năm 2007, Mỹ đã thuê một đội tàu ngầm và thủy thủ của Thụy Điển (mặc dù Thụy Điển chỉ có 5 tàu ngầm đang biên chế) để giúp Mỹ có ý tưởng tốt hơn về những gì họ đang phải đối mặt. Tàu ngầm lớp Gotland của Thụy Điển chỉ là những tàu nhỏ (1500 tấn, dài 64,5m) và chỉ có 25 thủy thủ.
Trước khi thuê đội tàu Gotland, trong nhiều năm hải quân Mỹ đã luyện tập với các tàu ngầm diesel-điện của Úc. Những chiếc Gotland có hệ thống động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập AIP nên có lợi thế so với các tàu của Úc. Khi có chiến tranh, rất có thể Mỹ sẽ phải đối mặt với những chiếc tàu kiểu như Gotland.
Trên cơ sở kinh nghiệm có được khi luyện tập với các tàu của Úc và Thụy Điển, hải quân Mỹ đã phát triển những chiến thuật và trang thiết bị mới để chống tàu ngầm. Tất cả những thứ này đều được thực hiện một cách bí mật. Nhưng dường như những tàu ngầm diesel-điện đời mới vẫn còn là mối đe dọa lớn đối với những tàu chiến và tàu ngầm của Mỹ. Trong khi đó, những đối thủ tiềm năng lại đóng thêm nhiều tàu chạy bằng diesel-điện với chất lượng cao hơn và rẻ hơn.
Trung Quốc muốn lực lượng hải quân Mỹ đứng ngoài vùng đặc quyền kinh tế của mình, không để các tàu Mỹ, máy bay Mỹ quấy nhiễu, theo dõi các tàu ngầm diesel-điện của họ luyện tập.
Khi đội tàu của Triều Tiên và Iran (và cả chính phủ) đang bị suy yếu, thì Trung Quốc lại rót thêm nhiều tiền hơn cho lực lượng vũ trang. Trung Quốc không chỉ tập trung phát triển tàu ngầm hạt nhân, mà họ còn đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo các tàu diesel-điện tiên tiến. Tàu diesel-điện của Trung Quốc chính là mối quan tâm hàng đầu của hải quân Mỹ.