Tàu đổ bộ Hải quân Mỹ tiến vào Biển Đen, căng thẳng Nga – Mỹ “lên đỉnh”?
Tàu đổ bộ “khủng” Hải quân Mỹ tiến vào Biển Đen, căng thẳng Nga – Mỹ “lên đỉnh”? (Ảnh minh họa) |
Cơ quan báo chí của Hải quân Hoa Kỳ ở châu Âu cũng xác nhận con tàu này đã vào Biển Đen để tuần tra.
Chỉ huy Hạm đội 6 Hải quân Mỹ, Phó Đô đốc Lisa Franchetti tuyên bố tàu Fort McHenry tiến vào khu vực Biển Đen khẳng định cam kết đối với an ninh Biển Đen và củng cố mối quan hệ vốn đã mạnh mẽ của Mỹ với các đồng minh và đối tác của NATO trong khu vực”.
Theo Phó Đô đốc Lisa Franchetti, hoạt động của các tàu Mỹ ở Biển Đen là các hoạt động nằm trong kế hoạch. Năm 2018, nhiều tàu Hải quân Hoa Kỳ đã ghé vùng biển này. Cụ thể, 6 tàu quân sự Mỹ đã thực hiện các nhiệm vụ trong khu vực, bao gồm các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Ross, USS Carney và USS Porter cũng như soái hạm USS Mount Whitney, tàu đổ bộ USS Oak Hill và tàu vận tải nhanh viễn chinh USNS Carson City.
Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Kurt Volker |
Trước đó, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề Ukraine Kurt Volker nói rằng Hoa Kỳ nên xem xét tăng cường sự hiện diện ở Biển Đen. Ông cũng thừa nhận rằng Washington sẽ cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev.
Bình luận về những phát ngôn của ông Volker, bà Maria Zakharova, đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga cho rằng những tuyên bố như vậy mang bản chất "không gìn giữ hòa bình". Theo bà, tuyên bố như vậy không nhằm mục đích mang lại quan điểm gần gũi hơn trong xã hội Ukraine.
Về phần mình, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho rằng quan hệ giữa Moscow và Washington là nạn nhân của những hành động khiêu khích mà chính quyền Ukraine dàn dựng ở eo biển Kerch.
Tàu đổ bộ Hải quân Mỹ tiến vào Biển Đen |
Trước đó, tờ National Interest (NI) của Mỹ nhận định các tín hiệu quân sự mà Mỹ và phương Tây đưa ra tại Biển Đen trên thực tế không tương xứng với mối đe dọa Nga, mà thực chất đây chỉ là việc khua chiêng gõ trống, một mặt chứng tỏ thiện chí với Ukraine, mặt khác nhằm che mắt công chúng.
National Interest cho biết thêm, đây không phải là ví dụ duy nhất về việc "hỗ trợ" cho Ukraine. Quyết tâm chính trị của phương Tây tỏ ra khập khiễng với mối đe dọa ngày càng tăng của Nga, vì vậy thường dẫn đến việc "khua chiêng, gõ trống", thay vì một màn trình diễn sức mạnh thực sự.