Tập Cận Bình 'phát tín hiệu' đẩy mạnh cải cách ở Trung Quốc
Chuyến thăm vào cuối tuần qua của ông Tập Cận Bình tới Thâm Quyến được các nhà quan sát đánh giá là “một cuộc đua có chủ đích” với chuyến thăm tương tự của Cựu Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình thực hiện năm 1992 – chuyến đi tái khẳng định cam kết cải cách khối doanh nghiệp tư nhân bất chấp sự phản đối từ các phe bảo thủ trong Đảng cộng sản sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn năm 1989.
Một số nhà phân tích cũng chi rằng chuyến thăm của ông Tập Cận Bình là để bày tỏ lòng tôn kính đối với cha ông – Tập Trọng Huân, một trong những người đứng đầu cuộc đấu tranh thành lập một “vùng kinh tế đặc biệt” đầu tiên của Trung Quốc – cắt giảm thuế và tăng đặc quyền cho các nhà đầu tư nước ngoài – tại Thâm Quyến vào năm 1980.
Ông Tập Cận Bình trong một buổi họp bàn về cải cách kinh tế ở Trung Quốc |
Ông Tập Cận Bình không cung cấp chi tiết làm thế nào hay khi nào các nhà lãnh đạo mới lên nắm quyền của Trung Quốc cố gắng để tiếp tục tự do hóa nền kinh tế trong khi phải đối mặt với sự kháng cự của những gã khổng lồ ngành công nghiệp nhà nước – hiện vẫn đang chiếm ưu thế trong nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nước này.
Các số liệu chính thức được công bố hôm Chủ Nhật cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang “xa lánh” cải cách và nền kinh tế nước này hiện nay đang chủ yếu dựa trên việc thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các khoản chi cho tàu điện ngầm nhằm cải thiện triển vọng kinh tế của Trung Quốc trong tháng 11 và những quý tới.
Dù sao chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cũng được xem như là một tín hiệu tích cực đối với những tranh luận rằng Trung Quốc cần dỡ bỏ độc quyền khu vực nhà nước, trao quyền cho doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nhiều hơn nữa cho phúc lợi xã hội để thay đổi từ mô hình tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu và tăng cường thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Ông Tập Cận Bình cũng sử dụng chuyến đi của mình để nâng cao hình ảnh của mình như là một nhà lãnh đạo tương đối dễ tiếp cận so với ông Hồ Cẩm Đào, người thường xuyên xuất hiện khá khó gần trước công chúng và không thể thiết lập một mối quan hệ nào với những người bình thường ở Trung Quốc hay ở nước ngoài trong suốt một thập kỷ cầm quyền.
Các nhà phân tích nói rằng ông Tập đã sử dụng vài tuần đầu tiên của mình khi nhậm chức để tân trang lại hình ảnh lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trong giới trẻ và những người dùng internet ở đô thị. Nhiều người trong số họ đang ngày càng trở nên hoài nghi và thẳng thắn về vấn nạn tham nhũng và lạm dụng quyền lực ở Trung Quốc.
Kể từ khi nắm quyền, ông Tập đã nhấn mạnh tham nhũng là một mối đe dọa cụ thể cho tương lai của Đảng Cộng sản, và ít nhất 10 quan chức cấp trung đã bị giam giữ và điều tra sau khi các các buộc khủng khiếp về cuộc sống riêng tư của họ xuất hiện trên mạng.
Chuyến thăm tới Thâm Quyến của ông Tập Cận Bình mang nhiều màu sắc chính trị, một trong số đó là nhằm cải thiện hình ảnh nhà lãnh đạo thân thiện hơn với người dân |
Nhiều chuyên gia về chính trị và pháp luật Trung Quốc rằng Đảng cộng sản đã đưa ra các biện pháp chống tham nhũng trước đây, nhưng vẫn còn cảnh giác với việc công bố nó hay phải thay đổi, chẳng hạn hệ thống buộc các quan chức kê khai tài sản cá nhân – điều có thể giải quyết gốc rễ của vấn nạn tham nhũng.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng có nhiều sắc thái thay đổi trong các nhà lãnh đạo mới, nhấn mạnh rằng ông Tập Cận Bình không phải là người duy nhất thông qua phương pháp tiếp cận chính thức và nói chuyện thẳng thắn về vấn đề này trong các cuộc họp công khai.
Vương Kỳ Sơn, người đi đầu trong việc chống tham nhũng, là một trong những Ủy viên thường vụ của Bộ Chính trị Trung Quốc, đã gây ấn tượng với một số học giả Trung Quốc khi ông từng chủ trì một cuộc họp cuối tháng trước để thảo luận về cách để thảo luận về cách giải quyết vấn đề tham nhũng một cách chính thức.
Khương Minh An, giáo sư luật tại Đại học Bắc Kinh, một trong những người tham dự cuộc họp cho biết, ông Vương đã mở cuộc họp mà không cần nhiều thủ tục, nói với người tham gia rằng: “Mọi người có thể nói chuyện một cách cởi mở và trực tiếp, không cần quá lo lắng. Chúng tôi nhìn thấy nhiều chỉ trích ở trên mạng, nhưng chúng tôi có sự tự tin”.
Ông Khương cũng cho biết một loạt các vụ tham nhũng gần đây xuất hiện xuất phát từ những lưu ý công khai của ông Tập và ông Vương. Ông nói thêm rằng Bắc Kinh có thể đã đưa ra những hướng dẫn cho chính quyền địa phương xử lý các cáo buộc tham nhũng một cách nhanh chóng, không giống với sự chậm trễ thường lệ trong quá khứ, nhằm đáp ứng đầy đủ các trường hợp được đưa lên mạng internet.
Ông và các chuyên gia lưu ý rằng hầu hết các trường hợp gần đây được phát hiện là nhờ tiếp xúc với mạng internet, tuy nhiên những người tố cáo thông qua mạng không thể thay thế trong thời gian dài cho cải cách pháp luật. “Sự nhiệt tình và tìm cách giải quyết là đáng khích lệ, nhưng những gì Trung Quốc cần làm là thiết lập một hệ thống có thể xây dựng một cơ chế dài hạn để chống tham nhũng”, ông Đỗ Trị Châu, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu chống tham nhũng tại Đại học Hàng không vũ trụ ở Bắc Kinh cho biết.