Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng

Các báo cáo thông tin tín dụng góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là những khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Ngày 15/12/2022, Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) tổ chức "Hội nghị Tổng kết hoạt động thông tin tín dụng năm 2022".

Theo báo cáo hoạt động thông tin tín dụng của CIC, trong năm 2022, cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng đã có sự tăng trưởng và chất lượng báo cáo thông tin đã được cải thiện đáng kể. CIC đã kiểm soát và cập nhật thông tin cho trên 1,211 triệu khách hàng báo cáo theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Tổng dư nợ quy đổi là trên 798,9 nghìn tỷ đồng.

Hiện CIC vẫn tiếp tục mở rộng thu thập thông tin từ các bộ, ngành để nâng cao độ phủ và chiều sâu của kho dữ liệu. Trong đó, các thông tin về doanh nghiệp từ Bộ Kế hoạch và đầu tư được thay đổi, cập nhật mới 100% với 300 nghìn báo cáo tài chính doanh nghiệp, hàng triệu thông tin khách hàng có mua hàng trả chậm từ các doanh nghiệp bán lẻ... 

Đáng chú ý, CIC đã mở rộng thu thập thông tin tín dụng của khách hàng từ tổ chức tự nguyện, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là những khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,...

Độ phủ thông tin tín dụng cũng được cải thiện rõ rệt, nâng tổng số chủ thể dữ liệu trong cơ sở dữ liệu lên 53,1 triệu, khách hàng vay năm 2022 tăng 5,2 triệu (79%) với năm 2021.

“Trên cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng được thu thập, CIC đã chủ động tổng hợp và báo cáo định kỳ về tình hình đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế cũng như tình hình dư nợ, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng; báo cáo tình hình tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro... Ước tính năm 2022, CIC đã cung cấp các sản phẩm cảnh báo và báo cáo cho trên 9.800 lượt truy cập của các vụ, cục, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố qua website báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; cung cấp thông tin về tình hình tín dụng của trên 1,596 triệu khách hàng....”, báo cáo cung cấp số liệu cụ thể.

Cũng trong năm 2022, nhằm tiếp tục hỗ trợ tổ chức tín dụng, người dân và doanh nghiệp khắc phục các khó khăn của đại dịch Covid-19, CIC đã gia hạn chính sách giảm trừ 50% tiền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng cho tổ chức tín dụng, tương ứng khoảng 655,7 tỷ đồng (tính đến hết tháng 6/2022). 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng nhận định: Hoạt động thông tin tín dụng là một trong những trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính. Những kết quả của CIC vừa qua cho thấy quy mô của Cơ sở dữ liệu Thông tin tín dụng quốc gia ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Nguồn thông tin của CIC ngày càng quan trọng, góp phần cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Số lượng báo cáo tín dụng của CIC cung cấp đạt trên 77 triệu (tăng hơn 53% so với năm trước), tỷ lệ tự động và có thông tin được duy trì ở mức cao. CIC cũng đã rất chủ động, tích cực tham gia hỗ trợ triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng lưu ý, thời gian tới, CIC cần khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động thông tin tín dụng để phục vụ tốt hơn yêu cầu thông tin của các đơn vị, tổ chức tín dụng; Đẩy mạnh phát triển Cơ sở dữ liệu Thông tin tín dụng quốc gia, nâng cao độ phủ và duy trì chiều sâu thông tin; Hoàn thành kết nối và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực, làm sạch kho dữ liệu, mở rộng kết nối với các nguồn dữ liệu phi truyền thống khác ngoài ngành; Thực hiện tốt chính sách an toàn thông tin…

Ngọc Mai

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !