Tăng thuế thuốc lá để giảm số người hút thuốc

Tại Việt Nam có 47 % nam giới trưởng thành hút thuốc và theo ước tính mỗi năm người Việt chi 22 nghìn tỷ mua thuốc lá và 23 nghìn tỷ chữa các bệnh do thuốc lá gây ra

Cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ước tính Việt Nam phải chi hơn 22 nghìn tỷ đồng cho việc mua thuốc lá hút trong năm 2012 và hơn 23 nghìn tỷ đồng (tương đương 0,9% GDP) để điều trị 5 loại bệnh do hút thuốc lá gây ra. Như vậy, tổng số tiền chi cho mua và điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá ở nước ta chiếm gần 2% GDP của nền kinh tế mỗi năm. Con số này còn chưa tính đến những thiệt hại về kinh tế do người hút thuốc giảm/mất khả năng lao động, thiệt hại do cháy nổ xảy ra khi hút thuốc và ô nhiễm môi trường…

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một trong các sắc thuế quan trọng của hệ thống chính sách thuế, có vai trò quan trọng trong việc định hướng sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng do tính chất có hại đối với sức khỏe cộng đồng hoặc gây ra một số vấn đề trong đời sống xã hội và điều tiết thu nhập của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ cao cấp, xa xỉ. Trong đó, thuốc lá và rượu bia là một trong những mặt hàng được Chính phủ quy định là đối tượng chịu thuế TTĐB.

Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu, bia với mức thuế suất đặc biệt cao với mục tiêu làm tăng giá bán qua đó gián tiếp giảm sản lượng tiêu thụ. Xu hướng chung trên thế giới là tăng thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu, bia nhằm hạn chế tiêu dùng đồng thời tăng thêm nguồn thu cho ngân sách quốc gia.

Ở Việt Nam, Chính sách của Nhà nước đối với việc hạn chế tiêu dùng những mặt hàng trên đã được quy định rõ như sau:

-Tại khoản 2, Điều 4 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá có quy định: “Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá”.

-Tại Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020: Áp dụng chính sách thuế phù hợp đối với rượu, bia và đồ uống có cồn khác nhằm giảm sử dụng, lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn.

Do đó, việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá, rượu, bia là công cụ kinh tế hữu hiệu cần thiết bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và biện pháp hành chính, nhằm định hướng sản xuất, tiêu dùng thuốc lá, rượu, bia, giảm nguy cơ bệnh tật, tai nạn giao thông và các tệ nạn xã hội khác và giảm các chi phí khám chữa bệnh của người bệnh và ngành y tế, chi phí xã hội do các căn bệnh, tai nạn, tệ nạn này gây ra.

Lợi ích của tăng thuế

Bằng chứng từ các nước có chính sách thuế cao cho thấy, việc tăng thuế thuốc lá là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm tiêu dùng thuốc lá và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Vì thế, việc tăng thuế thuốc lá thường xuyên - được chứng minh là chính sách cùng thắng.

Tăng thuế làm giảm tiêu dùng

Thuế cao hơn sẽ được chuyển hóa vào giá và làm tăng giá thuốc lá. Người tiêu dùng phản ứng với sự tăng giá bằng cách giảm tiêu dùng. Trẻ vị thành niên, người nghèo, là những đối tượng nhạy cảm với giá hơn những người có thu nhập cao. Khi thuế tăng, giá thuốc lá tăng sẽ tạo động lực cho nhiều người trong nhóm này bỏ thuốc. Những người tiếp tục hút cũng sẽ cố gắng hút ít đi. Giá thuốc cao hơn cũng sẽ khiến nhiều người không bắt đầu hút thuốc.

Theo Ngân hàng thế giới (2003), trung bình giá một bao thuốc lá tăng 10% làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá 4% tại các nước có thu nhập cao và 8% tại các nước có thu nhập trung bình và thấp. Tại Việt Nam, giá thuốc tăng 10% sẽ làm giảm tiêu dùng thuốc lá 5%.

Ngân hàng thế giới và Tổ chức Y tế thế giới đánh giá Chính sách giá và thuế là một trong nhưng chính sách quan trọng nhất để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá và có vai trò chiếm tới 50% trong việc giảm cầu.

Khánh Ngọc

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !