Tăng thuế tài nguyên: "Giết" DN làm ăn chân chính, khuyến khích DN trái phép?

Theo các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, nếu tiếp tục tăng thuế tài nguyên sẽ khiến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí phá sản.

Bộ Tài chính đang soạn thảo để trình Chính phủ ban hành Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên. Mức thuế suất với các loại tài nguyên được đề xuất tăng từ 2-3%, cao nhất lên tới 6% với kỳ vọng có thể bảo vệ môi trường, đảm bảo thu ngân sách. Cụ thể như sắt tăng từ 12% lên 14%, titan từ 6% lên 8%, đá hoa trắng từ 9% lên 15%, vàng từ 15 lên 17%...

Tăng thuế tài nguyên:

Bộ Tài chính đề nghị tăng thuế suất thuế tài nguyên với than lên 10% và 12%

Tuy nhiên, tại hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết về biểu thuế suất thuế tài nguyên diễn ra vào ngày 8/9 do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các doanh nghiệp đều gay gắt phản đối đề xuất này.

Ông Vũ Hồng, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo cho rằng đề xuất lần này đã gây ra nhiều quan ngại và có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực mà cơ quan soạn thảo có thể chưa lường hết được.

Theo ông Hồng, việc tăng thuế suất tài nguyên làm tăng chi phí khai thác khoáng sản, khiến doanh nghiệp chỉ tập trung khai thác phần quặng giàu, bỏ lại quặng nghèo gây lãng phí tài nguyên. Hiện nay, gánh nặng chi phí thuế của công ty Núi Pháo lên tới 30% chi phí hoạt động trực tiếp, trong đó 50% là chi phí thuế tài nguyên. Tăng thuế chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp chân chính, khai thác hợp pháp, kích thích khai thác trái phép.

Ngoài ra, tăng thuế suất có thể làm tăng thu ngân sách ngắn hạn nhưng lại làm giảm thu ngân sách trong dài hạn do tổng lượng khoáng sản khai tác giảm. Bên cạnh đó, chính sách thuế thay đổi liên tục trong một thời gian ngắn khiến các doanh nghiệp không muốn đầu tư sâu vào chế biến khoáng sản mà chỉ tập trung vào khai thác nhỏ lẻ, bán khoáng sản thô. Với sức ép về cắt giảm chi phí do hậu quả của việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, ngân quỹ địa phương cũng bị cắt giảm…

“Theo thống kế số liệu của các nước trong khu vực Đông Nam Á và một số nước có nền công nghiệp khoáng sản tương tự, Việt Nam là nước có khung thuế suất cao trên thế giới, trong khi Trung Quốc chỉ có thuế suất khoáng sản từ 5- 10%, Úc chỉ từ 1,6% đến 7,5%”, ông Hồng nói.

Còn bà Trần Thị Như Trang, Đại diện công ty CP đầu tư khoáng sản An Thông cho biết: Tổng số thu thuế tài nguyên với sắt khoảng 142 tỷ đồng thì công ty An Thông đã chiếm 50%. Đó là chưa tính đến phí bảo vệ môi trường và cấp quyền tài nguyên khai thác.

Theo bà Trang, giá quặng sắt từ 2012 đến nay đã giảm hơn 50% nhưng thuế tài nguyên tăng từ 10- 12% lên 14%. Nếu thuế tiếp tục tăng thuế phí thì toàn bộ số tiền xây dựng đầu tư cơ bản không thể đem lại lợi nhuận

“Hiện tại chúng tôi có 2 mỏ, 3 nhà máy thì 1 mỏ đã dừng, 1 nhà máy đóng cửa, 1 nhà máy hoạt động cầm chừng. Còn duy nhất 1 nhà máy sản xuất. Chỉ cần tăng thêm bất kỳ thuế, phí nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty”, bà Trang nói.

Bà Trang còn cho biết thêm “Từ 900 lao động giờ công ty chỉ còn hơn 400 người. Hơn 400 người đang trông chờ mức thuế lần này tăng lên như thế nào. Chúng tôi nghĩ rằng tăng thuế tài nguyên cần có lộ trình 5 năm để doanh nghiệp có sự chuẩn bị”.

Ông Evan Spenser, Tổng giám đốc công ty TNHH Mỏ Nikel Bản Phúc cho biết: doanh nghiệp này đầu tư 130 triệu USD vào Việt Nam từ năm 2007. Tuy nhiên thời gian này thuế suất xuất khẩu, tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, cấp quyền khai thác tăng cao. Theo ông Evan Spenser, tổng gánh nặng thuế của công ty đã tăng 218% so với giai đoạn 2007- 2014, số thuế nộp đã tăng thêm 76 triệu USD. “Chúng tôi bị lỗ 35 triệu USD khi thay đổi chính sách thuế, tài khóa. Mức thuế này là hình phạt với công ty làm ăn chính đáng và chỉ khuyến khích các doanh nghiệp khai thác trái phép”, ông Evan Spenser nói.

“Chúng tôi đã mời một số công ty nước ngoài sang thăm và họ nói rằng Việt Nam là một nơi tuyệt vời để đầu tư nhưng chính sách thuế, tài khóa đang làm họ sợ”, ông Evan Spenser nói thêm.

Ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam cho rằng mức tăng thuế tài nguyên khá cao. Đặc biệt mức thuế suất tài nguyên với than từ 2010 đến nay tăng 2 lần.

“Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay chúng tôi mong muốn nhà nước nếu không giảm được thì cũng nên giữ nguyên mức thuế hiện tại. Nếu điều chỉnh như dự thảo, có thể thu ngân sách sẽ tăng nhưng chỉ 1 năm sau thôi, chắc chắn sẽ không thể duy trì vì doanh nghiệp không có lãi”, ông Biên kiến nghị.

PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho rằng mức thuế suất thuế tài nguyên đối với các loại khoáng sản (chỉ trừ bô xít, nikel) đều tăng từ 2% trở lên là đi ngược lại với tinh thần của chính sách coi tài nguyên khoáng sản, việc tăng thuế chỉ mục tiêu duy nhất làm tăng thu ngân sách nhà nước. Theo ông Nam, như vậy làm “tham đĩa bỏ mâm”, doanh nghiệp sẽ chỉ khai thác trữ lượng có chất lượng cao, điều kiện khai thác thuận lợi.

“Thay vì tận thu tài chính cho tăng thu ngân sách chuyển sang khuyến khích tận thu tối đa tài nguyên phục phụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ mỗi trường theo tinh thần bỏ con săn sắt, bắt con cá rô, tương tự như chính sách miễn thị thực vừa qua hay bài học từ giá dầu thô giảm”, ông Nam nêu ý kiến.

Diệu Thùy

Số hóa và phát triển bền vững - hai trụ cột chiến lược của doanh nghiệp Việt

Theo Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2025 của Ngân hàng UOB Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung đầu tư vào hai trụ cột chiến lược: số hóa và phát triển bền vững.

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.