Tăng cường hiệu quả khai thác nước dưới đất

Nguồn nước được xem là chìa khoá để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt nên việc khai thác nguồn nước dưới đất cần được tính toán để đảm bảo tính bền vững, hiệu quả.

Theo kết quả tổng hợp, đánh giá lại trữ lượng nước dưới đất thuộc dự án “Biên hội - Thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc” (năm 2018) cho thấy, trữ lượng tiềm năng của nước dưới đất khá lớn với tổng tài nguyên nước dưới đất dự báo khoảng 91,5 tỷ m3 /năm (nước nhạt khoảng 69,1 tỷ m3 /năm, nước mặn khoảng 22,4 tỷ m3 /năm), trong đó tổng trữ lượng nước nhạt có thể khai thác khoảng 22,3 tỷ m3 /năm.

Mặc dù chúng ta mới khai thác một lượng chưa lớn, song việc khai thác không phù hợp và tác động to lớn từ nước biển dâng, biến đổi khí hậu đã dẫn đến tình trạng suy giảm nước dưới đất.

Hiện nay, lượng nước dưới đất để cấp nước cho đô thị chiếm khoảng 40% tổng lượng nước cấp. Các vùng hiện đang khai thác nước dưới đất nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Nam Bộ và Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, đây là các vùng tập trung dân cư và kinh tế phát triển nhất trên toàn quốc.

Do đặc điểm phân bố của tài nguyên nước dưới đất, mực nước dưới đất biến động mạnh theo mùa (mùa mưa và mùa khô) và mức độ khai thác cụ thể ở từng địa phương rất khác nhau nên đã dẫn đến một số nguy cơ đối với nước dưới đất như: suy giảm mực nước tầng chứa nước; gia tăng ô nhiễm, nhiễm mặn các tầng chứa nước và sụt lún, biến dạng bề mặt địa hình.

Các khu vực, địa phương đã xuất hiện và có nguy cơ gia tăng vấn đề về nước dưới đất như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Cà Mau và Cần Thơ và khu vực Tây Nguyên sẽ phải đối mặt với tình trạng hạ thấp mực nước; thậm chi một số địa phương có xu hướng gia tăng xậm mặn nước dưới đất như Long An, Cà Mau, Nam Định, Hải Phòng...

Không chỉ tồn tại những nguy cơ về hạ thấp mực nước, nhiễm mặn hoặc ô nhiễm nguồn nước dưới đất, một số khu vực có thể phải đối diện nguy cơ sụt, lún, hạn thấp bề mặt địa hình, trong đó, đáng kể nhất tại khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long.

{keywords}
Các chuyên gia của Hà Lan chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ nguồn nước tại 1 hội thảo. 

Nhằm tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, ngày 13/5/2022 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2553/BTNMT-TNN đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác bảo vệ tài nguyên nước dưới đất; tiếp tục rà soát, đôn đốc các chủ giếng thực hiện xử lý, trám lấp các loại giếng khoan không sử dụng trên địa bàn theo quy định của Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT.

Trong đó, các tỉnh tập trung rà soát các giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất, dự án nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm, thăm dò địa chất và khoáng sản, khảo sát địa chất công trình đã thực hiện xong trên địa bàn tỉnh mà không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng, đồng thời yêu cầu các chủ giếng (chủ dự án) thực hiện việc xử lý, trám lấp theo quy định. 

Đồng thời, các tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát (đến cấp xã, phường, thị trấn) các hoạt động khoan, đào, nhất là đối với hoạt động khoan, đào, thí nghiệm trong thăm dò địa chất, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, xây dựng công trình ngầm, tháo khô mỏ theo quy định của Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT nhằm sớm phát hiện, xử lý, khắc phục kịp thời các sự cố sụt, lún đất, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Trước đó, tại một Hội nghị về bảo vệ nguồn nước, bà Jennifer Sara, Giám đốc Toàn cầu về lĩnh vực tài nguyên nước của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, tài nguyên nước của Việt Nam khá dồi dào là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nền tảng vững chắc này hiện đang đứng trước rủi ro do quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và công nghiệp hóa, những thay đổi trong sử dụng tài nguyên nước, bao gồm những thay đổi ở các nước láng giềng ở thượng nguồn, tất cả đều đặt ra những áp lực đối với nguồn nước, gây nên những căng thẳng về kinh tế, xã hội và môi trường. Cùng với đó, biến đổi khí hậu cũng là một nhân tố quan trọng làm gia tăng rủi ro, đe dọa những thành quả đã đạt được và những công trình đầu tư đã thực hiện.

Bà Jennifer Sara cũng đề cập một số thách thức chính trong ngành nước Việt Nam hiện nay như: Nhiều lưu vực sông đã ở mức cạn kiệt, năng suất sử dụng nước trong nông nghiệp còn thấp, chưa hiệu quả; chất lượng nước ngày càng xấu đi và tải trọng ô nhiễm ngày càng gia tăng; rủi ro liên quan tới nguồn nước ngày càng cao và mức độ chống chịu thấp. Cùng với đó là các thách thức về khung thể chế pháp lý còn chưa đầy đủ, thống nhất; hạ tầng ngành nước ngày càng xuống cấp;…

Theo nữ chuyên gia, việc không hành động chống lại các mối đe dọa liên quan đến nguồn nước sẽ làm cản trở tiến bộ về kinh tế của Việt Nam (có thể khiến GDP của Việt Nam giảm 6% mỗi năm tính đến năm 2035).

Do đó, bà cho rằng việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và năng động đòi hỏi phải giải quyết những thách thức quan trọng liên quan đến nguồn nước: Quản lý tài nguyên nước một cách hiệu quả hơn cả về số lượng và chất lượng; nâng cao năng suất sử dụng nước nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; tạo dựng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu hiện nay và trong tương lai; và giảm phát thải khí nhà kính.

Khánh Chi  

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chùa cổ gần 1.000 tuổi trên đỉnh núi Long Đọi, Hà Nam

Chùa Long Đọi Sơn vừa mang một vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của một ngôi cổ tự gần 1.000 năm tuổi, vừa mang đến cho du khách cảm giác bình yên, thanh tịnh.

Căn hộ Art Residence - nơi sống lý tưởng cho người duy mỹ, yêu nghệ thuật

Sản phẩm Căn hộ Art Residence tại dự án Sun Urban City Hà Nam hứa hẹn là chốn an cư lý tưởng cho những người duy mỹ tìm kiếm một không gian đầy đủ tiện ích, giàu chất nghệ thuật.

Trung thu hấp dẫn với loạt trải nghiệm chưa từng có tại Tây Ninh

Tây Ninh hứa hẹn là điểm đến hot bậc nhất Nam bộ dịp Trung thu năm nay, với Hội Yến Diêu Trì Cung đánh dấu 100 năm khai đạo Cao Đài, cùng đêm nhạc của Cẩm Ly và vô số hoạt động hấp dẫn tại đỉnh núi Bà Đen.

Đang cập nhật dữ liệu !