Tân sinh viên gửi tâm thư tới Bộ trưởng GD&ĐT

Đạt 9,5 điểm môn tiếng Anh, thí sinh Nguyễn Trung Dũng (tân sinh viên HV Ngoại giao) đang miệt mài chia sẻ thông tin về sự nhầm lẫn trong đề thi đại học môn tiếng Anh khối D năm nay.

Tân sinh viên gửi tâm thư tới Bộ trưởng GD&ĐT

Mới đây, Dũng còn viết một bức tâm thư khá dài gửi tớiBộ trưởngBộ GD & ĐT. Dưới đây là bức tâm thư này:

Tân sinh viên gửi tâm thư tới Bộ trưởng GD&ĐT

Câu 23, mã đề 248, đề thi tuyển sinh đại học tiếng Anh khối D năm 2012 gây nhiều tranh cãi. Đáp án Bộ GD - ĐT đưa ra là "neither".

"Kính gửi: Bộ trưởng Bộ GD & ĐT

Tên em là: Nguyễn Trung Dũng, Học sinh: lớp 12 C5 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Kính thưa Bộ trưởng, là một học sinh đồng thời là thí sinh tham gia kì thi đại học vừa qua, em cảm thấy rất buồn và lo lắng với một băn khoăn rằng: “Tại sao sau khi báo chí đã phản ánh với Bộ GD & ĐT về một nhầm lẫn trong đáp án đề thi đại họckhối D môn tiếng Anh năm 2012 nhưng cho đến nay, Bộ vẫn không đưa ra bất cứ một phản hồi nào về sự việc đó?”.

Dù kì thi đại học đã hoàn thành, công tác chấm thi đã được thực hiện xong, em vẫn muốn viết lá thư này mong Bộ trưởng xem xét và giải đáp những thắc mắc của em.

Sau khi em hoàn thành bài thi môn tiếng Anh – môn thi cuối cùng của khối D, em cảm thấy thắc mắc với câu hỏi số 23 mã đề 248. Đó là câu hỏi dưới dạng hội thoại về chủ đề giao tiếp trong tiếng Anh. Sau khi tìm hiểu tài liệu, em khẳng định câu hỏi này có tới hai đáp án đúng, chứ không phải là một như đáp án đưa ra của Bộ. Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên có sự xem xét và trả lời một cách thấu đáo vấn đề này.


Tân sinh viên gửi tâm thư tới Bộ trưởng GD&ĐT
Vấn đề chủ yếu xoay quanh việc sử dụng cụm từ Me either và Me neither để nói rằng mình cũng đồng ý với một ý kiến có tính phủ định (negative statement). Càng tìm hiểu em càng thấy có nhiều tài liệu uy tín khẳng định việc cả hai cụm từ Me either và Me neither đều được sử dụng. Cụ thể, Me either được sử dụng rộng rãi ở Anh còn Me neither được sử dụng ở Bắc Mĩ.

Ngày 12/7/2012, chỉ sau 2 ngày kết thúc kì thi đại học đợt II, báo chí đã đăng tải ý kiến của các thầy cô là giáo viên và giảng viên dạy tiếng Anh với tiêu đề “Đáp án thi ĐH tiếng Anh khối D của Bộ Giáo dục có nhầm lẫn?”, nhưng em chờ đợi mãi mà vẫn không thấy có hồi âm nào từ Bộ GD&ĐT. Giờ đây, khi hầu hết các trường ĐH đã công bố điểm trúng tuyển, em vẫn không thấy Bộ có trả lời gì về sự nhầm lẫn trong đáp án đề thi này.

Ngày 16/7/2012 em đã đăng trên trang mạng cá nhân một ghi chú về “lỗi sai” này trong đề thi và nhờ các bạn chia sẻ tới nhiều người để mọi người cùng biết và cùng lên tiếng.

Ngày 19/7/2012, báo chí đăng tải tiếp bài “Vì sao đáp án đề thi ĐH môn tiếng Anhcủa Bộ GD&ĐT có điểm bất thường?". Và rồi cứ đến ngày các trường công bố điểm mà em vẫn không đón nhận được bất cứ một lời phản hồi nào từ Bộ GD & ĐT về sự việc này.

Kính thưa Bộ trưởng! Nhiều người đã góp ý với em rằng không nên tiếp tục phản ánh và làm lớn chuyện nữa vì đề thi năm nay đã gặp phải những ý kiến không hay ở nhiều môn thi và Bộ sẽ không xem xét vấn đề mà em phản ánh vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ban ra đề. Tuy nhiên, em lại nghĩ hoàn toàn khác. Việc ra đề thi có nhầm lẫn là một chuyện hoàn toàn có thể hiểu được vì kiến thức luôn có những chỗ còn gây tranh cãi và bàn luận. Không có gì là hoàn toàn đúng và không có gì là hoàn hảo cả. Em nghĩ rằng cái lớn nhất và quan trọng nhất của giáo dục là hướng con người đến những sự hoàn thiện. Một môi trường giáo dục đích thực và lành mạnh là môi trường giáo dục mà ở đó, mọi học sinh có thể thẳng thắn đưa ra những quan điểm, suy nghĩ của mình để tranh luận trên tinh thần xây dựng, góp ý và từ đó hoàn thiện dần kiến thức của mình. Em hoàn toàn ủng hộ phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và chủ trương “lấy học sinh làm trọng tâm” trong giảng dạy của Bộ. Nhờ có những phong trào, chủ trương đó, là một học sinh, em có thể mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình với các thầy các cô chứ không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận một cách thụ động.

Kính thưa Bộ Trưởng, em nghĩ rằng nhầm lẫn trong đề thi không làm mất đi uy tín của Ban ra đề hay làm ảnh hưởng đến thầy cô đã ra đề. Điều quan trọng và có ý nghĩa nhất là sự đối thoại dân chủ giữa người ra đề và các thí sinh làm bài thi. Những góp ý, những xây dựng, những sửa đổi là yếu tố cần thiết để tạo nên sự hoàn thiện. Hơn nữa, một khi tiếng nói của các bạn học sinh như em được lắng nghe, chúng em sẽ càng được tiếp thêm lòng tự tin để thay đổi chính bản thân mình.

Kính thưa Bộ trưởng, trong quá trình phản ánh ý kiến của mình với Bộ GD & ĐT, rất nhiều người không hiểu việc em đang làm và cho rằng em đang tự kiêu, cố gắng khoe khoang kiến thức của bản thân và mỉa mai những cố gắng của em. Tuy nhiên, em vẫn luôn đón nhận được những lời động viên và khích lệ từ thầy cô, bạn bè. Em đã nghiên cứu kĩ và lắng nghe ý kiến của mọi người, em hoàn toàn có quyền để tự tin nói lên quan điểm của em chứ không phải là tự kiêu. Hơn nữa, em chỉ đang theo đuổi và cố gắng bảo vệ cho quan điểm của mình trước khi có câu trả lời chính thức từ Bộ chứ không phải phủ định hoàn toàn đề thi. Như em đã nói, “nhân bất thập toàn”, không ai là hoàn hảo. Em cũng chỉ là một học sinh mới trải qua kì thi đại học, kiến thức của em chỉ là rất ít ỏi giữa biển lớn tri thức và em cũng chưa phải là người thành thạo trong việc sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, không phải là một người có danh vị, có quyền lực và có sự giàu có mới có thể nói lên quan điểm của mình đúng không, thưa Bộ trưởng? Là một học sinh thời đại mới, thời đại hội nhập với thế giới văn minh hiện đại, sự tự tin là điều mà em đang cố gắng từng ngày để rèn luyện cho mình. Em chưa khẳng định rằng, với vấn đề em phản ánh, em là người đúng hoàn toàn và đề thi là sai nhưng em chắc chắn với những gì em đã nghiên cứu.

Kính thưa Bộ trưởng, nếu Bộ khuyến khích sự góp ý và phản ánh từ mọi người, mọi tầng lớp về các vấn đề trong giáo dục, không loại trừ đề thi đại học, những người học sinh như chúng em sẽ có được một môi trường giáo dục rất tích cực. Những học sinh như chúng em sẽ không chịu áp lực nặng nề vì tất cả tiếng nói của chúng em đều được lắng nghe. Đề thi môn Văn học đã đưa vào câu nghị luận xã hội để chúng em có cơ hội thể hiện quan điểm của mình, rèn giũa cho chúng em khả năng phát biểu ý kiến của mình trước các vấn đề của xã hội thì tại sao Bộ GD & ĐT lại không chân thành tiếp nhận ý kiến của chúng em về đề thi ? Dư luận sẽ không bàn tán và có những hiểu lầm đáng tiếc nếu như Bộ GD & ĐT luôn tiếp nhận và lắng nghe những góp ý, phản ánh của các thầy cô, học sinh về đề thi một cách chân thành để cùng xem xét và đưa ra một câu trả lời thích hợp nhất. Vì qua đó, mọi người sẽ thấy được sự tích cực trong việc tiếp nhận kiến thức của các học sinh, đó là kết quả đáng mong đợi của phong trào “Trường học thân thiện, học sinhtích cực” và sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy của Bộ. Theo em, đó là việc làm ý nghĩa nhất trong môi trường giáo dục.

Kính thưa Bộ trưởng, dù bây giờ Bộ GD & ĐT đã công bố điểm chuẩn, các trường ĐH và CĐ cũng đã công bố điểm trúng tuyển, nhưng em vẫn chờ đợi một câu trả lời chính thức từ Bộ về vấn đề mà em đã phản ánh trong đề thi đại học môntiếng Anh. Em thiết tha mong rằng, Bộ trưởng hiểu được việc em đang làm chỉ là việc một học sinh, một thí sinh phản ánh với các thầy cô, những người ra đề khi em có một thắc mắc về kiến thức được học. Đây cũng là thắc mắc và băn khoăn của rất nhiều các bạn thí sinh khác tham gia kì thi đại học năm nay. Nếu như Bộ GD & ĐT không trả lời chúng em, chúng em sẽ mãi không thể giải đáp được kiến thức này, sẽ mãi nghi ngờ những thứ mà chúng em được tiếp nhận trong sách vở. Và có lẽ điều chúng em sợ nhất là chúng em sẽ đánh mất niềm tin về phương pháp học tập mà thầy cô đã dạy cho chúng em, niềm tin về một môi trường giáo dục mà chúng em rất mong muốn. Xin Bộ trưởng hãy vượt qua dư luận, vượt qua những suy nghĩ định kiến của mọi người để thay đổi sự đối thoại giữa học sinh và giáo viên, để xóa tan những hiểu lầm đáng tiếc của học sinh, thí sinh, để củng cố thêm niềm tin của những bậc phụ huynh, những học sinh, thí sinh vào phương pháp giáo dục của Bộ GD & ĐT.

Kính thưa Bộ trưởng, để kết lại lá thư này, một lần nữa em mong rằng Bộ trưởngsẽ xem xét vấn đề mà em đã phản ánh về đề thi đại học môn tiếng Anh năm nay. Em hi vọng rằng Bộ trưởng sẽ tiếp thêm niềm tin và sự khích lệ cho việc học tập của hàng triệu học sinh trên cả nước, sẽ thay đổi tư duy và suy nghĩ trong học tập của mọi người để Việt Nam ta thực sự có được một nền giáo dục vững mạnh và văn minh!

Em mong chờ sự phản hồi từ Bộ trưởng!

TP Vinh, ngày 9/8/2012

Học sinh Nguyễn Trung Dũng"

Theo Giáo Dục Việt Nam

Theo Giáo Dục Việt Nam

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !