Tâm sự của nữ giảng viên 18 năm nuôi con chậm phát triển

Gửi cha mẹ có con cùng cảnh ngộ, nếu bạn cảm thấy cô đơn trên hành trình nuôi con chậm phát triển, mong rằng câu chuyện này sẽ là một ánh nến le lói, thắp lên niềm hi vọng dù mong manh.

Làm mẹ của trẻ bình thường đã rất khó, làm mẹ của một em bé chậm phát triển là hành trình đầy gian nan, không ngừng tìm kiếm hi vọng. Hành trình ấy không chỉ có khổ đau, nước mắt, tình yêu vô bờ dành cho con, mà còn là hành trình hun đúc lòng nhẫn nại, kiên cường. 

Tôi là giảng viên đại học và là mẹ của một em bé khác biệt, được y học chẩn đoán là chậm phát triển vận động và trí tuệ. 

Khi con chào đời, con trông tuyệt vời: tóc đen, mắt đen, ánh mắt linh hoạt, miệng luôn mỉm cười. Tôi sẽ không bao giờ quên niềm vui đó. Đến thời điểm này, tôi hầu như đã vượt qua tất cả cung bậc tâm lý của bất kỳ cha mẹ nào nuôi con khác biệt: nỗi ngờ vực, dằn vặt, đau khổ, tuyệt vọng, trầm cảm.

Tôi đã khóc cạn nước mắt thời tuổi trẻ. Tôi đã định buông xuôi tất cả, bỏ nghề, để chỉ dành thời gian bên con. Cũng có lúc tôi định theo đuổi chuyên ngành giáo dục đặc biệt để có thể dạy con.

 

Tác giả bài viết và con gái 18 tuổi.


Bạn dạy con mấy lần thì con biết mặc quần áo, đánh răng? Tôi mất hơn 10 năm để con làm được điều đó, một cách vụng về! Con học nhiều năm lớp 1, lớp 2 và con chưa bao giờ có học bạ. Trải qua biết bao môi trường học tập nhưng chưa bao giờ con có điểm số.

Hiện tại, con may mắn được gặp thầy cô và các anh chị có kiến thức về giáo dục đặc biệt, những người có trái tim nhân hậu. Họ đã cười cùng con, học cùng con những điều đơn giản nhất. 

Tôi vẫn nhớ y nguyên cảm giác hụt hẫng, tuyệt vọng khi đưa con đi khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương mười mấy năm về trước. Khi bác sĩ thông báo, con chậm phát triển, phải can thiệp vận động và ngôn ngữ thì may ra con mới biết đi, biết nói, tai tôi ù đi như nghe tiếng sấm.

Hàng hoạt câu hỏi hiện lên trong đầu tôi, tất cả đã kết thúc rồi sao, tương lai của con, của gia đình, sẽ đi về đâu?

Sau đó là chuỗi ngày tôi dằn vặt. Tôi nuôi con cẩn thận, tôi dạy con người khác kia mà. Sao con lại có thể chậm phát triển được. Rồi khó khăn chồng chất khó khăn, con lớn bắt đầu đi học, chồng đi công tác xa, áp lực làm thêm để kiếm tiền đè nặng lên vai tôi.

Mỗi ngày trôi qua với tôi đều ngập trong nước mắt. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác con cắn chặt hàm răng, không ăn, chỉ cất tiếng khóc ngằn ngặt.

Ngày ấy, Internet là mới mẻ ở Việt Nam, rất khó để tiếp cận với nguồn tài liệu về nuôi dạy trẻ chậm phát triển. Tôi rơi vào vô vọng, chẳng biết bày tỏ cùng ai, khi mà xung quanh, mỗi khi ai đó tỏ ra quan tâm, đều hỏi: Tại sao, thế lúc mang thai thế nào? Có phải tại bố mẹ không nói chuyện với con, để con xem tivi suốt ngày không? Thậm chí, có người còn hỏi: Thế gia đình có ai “bị” như thế chưa? Những câu hỏi ấy như những vết cứa rất sâu vào trái tim tôi.

Sau đó, tôi bàn bạc với chồng đưa con đi viện để trị liệu. Khi tròn 4 tuổi, con chập chững những bước đi đầu tiên, cũng là lúc tôi hiểu rằng, khó khăn mới bắt đầu.

Dù lờ mờ hiểu rằng, con không bao giờ có thể trở nên bình thường, tôi vẫn hi vọng chứa chan, biết đâu điều kỳ diệu lại đến với con. Tôi đưa con đi trị liệu liên tiếp những năm sau đó và đau đáu một câu hỏi, nếu tôi bỏ nghề, toàn tâm toàn ý dạy con, thì liệu con có trở nên bình thường không.

Sáu tuổi, con nói được vài từ cơ bản: mẹ ơi, bà ơi. Vậy là hạnh phúc lắm rồi! Tám tuổi, con vào lớp 1, như học sinh dự thính.

Tôi sợ nhất cảm giác đưa con đến lớp, nhìn các bạn của con là nước mắt giàn giụa... Hiện tại, dù không còn khóc nhiều như thế, nhưng mỗi lần bước ra khỏi cổng trường nơi con đang theo học, khoé mắt tôi lại chực cay xè. 

 Mỗi sáng, chỉ cần nghe con chúc một ngày mới vui vẻ, lòng mẹ lại trào lên niềm hạnh phúc. 

Cuộc đời cũng có những khúc cua, khi tôi được học bổng đi học khóa học nghiên cứu về giáo dục ở Úc năm 2011. Chương trình cho học viên ở homestay tại nhà giáo sư để tìm hiểu về văn hóa Úc. Tôi được sắp xếp ở nhà một nữ giáo sư, có con tật nguyền khoảng 30 tuổi.

Biết tôi có cùng hoàn cảnh, cô đã đưa tôi đến thăm con gái của cô, một cô bé tật nguyền vui vẻ. Tôi đã phần nào hiểu được nỗ lực phi thường của cô, là nhà nghiên cứu, là một người mẹ có con luôn cần trợ giúp đặc biệt.

Chuyến thăm ngắn ngủi đã đem lại cho tôi hiệu ứng tích cực. Tôi tự nhủ sẽ vượt lên trên số phận, dành năng lượng để đồng hành cùng con. Tôi đã có những quyết định lớn trong đời: vừa sống với đam mê, vừa đồng hành cùng con, từng bước. Tôi yêu cầu sự trợ giúp của chồng và con lớn, cùng sẻ chia khó khăn, cùng vui những niềm vui li ti, cùng nhau buồn, những nỗi buồn khôn xiết. 

Giờ đây, con 18 tuổi, suy nghĩ vẫn chỉ như một đứa trẻ lên 2. Nhưng mỗi sáng, chỉ cần nghe con chúc mẹ một ngày mới vui vẻ, lòng tôi lại trào lên niềm hạnh phúc. 

Tôi muốn gửi đôi lời đến cha mẹ có con cùng cảnh ngộ, nếu bạn cảm thấy cô đơn trên hành trình nuôi con chậm phát triển, mong rằng câu chuyện này sẽ là một ánh nến le lói, thắp lên niềm hi vọng dù mong manh. Các bạn không cô đơn đâu, ngoài kia, cũng có ai đó giống bạn, đang cố gắng sống có ích mỗi ngày.

Nếu bạn là người mẹ, khi đọc những dòng này, bạn đừng ngại tìm kiếm sự trợ giúp. Tôi luôn trân trọng sự chung tay của các thành viên trong gia đình, luôn chắt chiu từng niềm vui ngắn ngủi, để cùng con bước tiếp trên con đường chông gai phía trước.

Cảm ơn con yêu đã khiến mẹ trưởng thành hơn, kiên nhẫn, cởi mở và chấp nhận sự khác biệt, mẹ yêu những điều không hoàn hảo của cuộc sống. Mẹ hiểu rằng, ý nghĩa của cuộc sống là được sống vui, khoẻ và được làm chính mình. 

Cao Thị Hồng Phương

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Đang cập nhật dữ liệu !