Tại sao xung đột ở Yemen lại trở thành một điểm nóng thế giới?

Trong những năm gần đây, Yemen đã có nhiều cuộc xung đột đẫm máu, phần lớn là do vẫn đề nội tại bao gồm sự bất bình đẳng về quyền lực và tài nguyên. Mọi thứ bùng nổ kể từ tháng 3/2015.

Đất nước Yemen

Yemen nằm trong thế giới Ả Rập, trong nửa phía nam của bán đảo Ả Rập, giáp biển Ả Rập, vùng vịnh Aden, và Biển Đỏ.

Tại sao xung đột ở Yemen lại trở thành một điểm nóng thế giới? - ảnh 1

Yemen là nước kém phát triển nhất Tây Á và kém phát triển trên thế giới. Địa hình khô cằn, sự ẩn náu của Al-Qaeda, không có mấy tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt,...) và nạn tham nhũng khiến Yemen là một trong những nước nghèo trên thế giới. Nạn thất nghiệp gia tăng, chính phủ yếu kém, nạn đói,... Chủ yếu phát triển dựa trên hỗ trợ nước ngoài.

Xét về thu nhập bình quân đầu người, Yemen là một trong những nước nghèo nhất so với các nước Ả Rập khác. Nền kinh tế Yemen dựa vào 3 nguồn chính là khai thác dầu lửa, sản xuất nông nghiệp và đánh cá. 

Dầu lửa có trữ lượng khoảng 4 tỷ thùng; sản xuất trung bình 402.500 thùng/ngày và tiêu thụ 128.000 thùng/ngày. Khí đốt trữ lượng 480 tỷ m3. Yemen đang cố gắng đa dạng hóa nguồn lợi thu về, không chỉ riêng dầu. 

Vì vậy, năm 2006 Yemen đã bắt đầu một chương trình cải cách kinh tế chú trọng vào các ngành kinh tế phi dầu mỏ và đầu tư nước ngoài. Kết quả của chương trình này, Yemen đã thu về khoảng 5 tỷ USD từ các dự án phát triển. Bên cạnh đó, những năm gần đây Yemen đã có sự tiến bộ trong việc cải cách các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài. 

Vị trí chiến lược

Vùng lãnh thổ nằm bên trong khu vực biên giới của Yemen là một trong những cái nôi của nền văn minh lâu đời nhất ở Trung Đông với tên gọi cổ xưa là "Arabia Felix", có nghĩa là "hạnh phúc" hoặc "may mắn".

Đất đai của Yemen cũng màu mỡ và trù phú hơn những khu vực khác trên bán đảo Ả Rập do lượng mưa hàng năm nhiều hơn. Nhưng do nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt bao gồm trữ lượng dầu mỏ, Yemen hiện là một quốc gia nghèo khó với dân số khoảng 26 triệu người.

Tại sao xung đột ở Yemen lại trở thành một điểm nóng thế giới? - ảnh 2
Yemen hiện là một trong những quốc gia nghèo khó nhất ở khu vực Trung Đông.

Song, quốc gia này vẫn nắm giữ một vị trí chiến lược ở khu vực cực tây nam Ả Rập. Theo đó, Yemen nằm dọc theo tuyến đường biển lớn nối châu Âu với châu Á, cũng như nằm gần một số tuyến đường thủy thương mại hoạt động sầm uất nhất trên biển Đỏ.

Mỗi ngày, có tới hàng triệu thùng dầu được chuyên chở qua các tuyến đường này trên hành trình tới Địa Trung Hải thông qua kênh đào Suez cũng như từ các nhà máy lọc dầu ở Ả Rập Xê-út tới thị trường châu Á. Cảng Aden của Yemen được đánh giá là một trong những khu cảng hoạt động nhộn nhịp nhất trên thế giới trong thế kỷ 20.  

Tại sao đến nay Yemen lại bất ổn đến vậy?

Trong những năm gần đây, Yemen đã có nhiều cuộc xung đột đẫm máu, phần lớn là do vẫn đề nội tại bao gồm sự bất bình đẳng về quyền lực và tài nguyên.

Tại sao xung đột ở Yemen lại trở thành một điểm nóng thế giới? - ảnh 3
Người dân Yemen bên những ngôi nhà đổ nát sau khi Arab Saudi không kích phiến quân Hồi giáo Houthi. (Nguồn: AP)

Cho đến nay, vấn đề của Yemen không chỉ có quân đội chính phủ và lực lượng Houthi đối đầu nhau, mà còn cả những đợt tấn công liên tiếp của AQAP, bạo loạn ở phía Nam đất nước và sự tranh giành quyền lực giữa các bộ tộc và quân đội chính phủ.

Trong phần lớn thế kỷ 20, Yemen bao gồm 2 nước riêng biệt: Cộng hòa Ả Rập Yemen (YAR) ở phía Bắc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen (PDRY) ở phía Nam. Năm 1990, hai nước đã quyết định hợp nhất để trở thành Cộng hòa Yemen ngày nay. Tuy nhiên, người dân phía Nam bắt đầu phàn nàn về việc bị chính phủ bỏ qua về chính trị và kinh tế, và một cuộc chiến tranh đã nổ ra vào năm 1994 nhằm phá vỡ hiệp ước thống nhất nhưng không thành công.

Tình trạng bất ổn và việc chính quyền luôn thay đổi, cũng như quản lý yếu kém, tham nhũng, bòn rút tài nguyên và cơ sở hạ tầng xuống cấp đã ngăn cản sự phát triển của đất nước Trung Đông này.

Thất nghiệp, giá lương thực cao và chế độ an sinh xã hội hạn hẹp khiến hơn 10 triệu người Yemen hiện không đủ ăn.

Anh Tuấn - Minh Anh (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !