Tại sao Putin quyết định thành lập Vệ binh quốc gia Nga?

Trong quá trình tái cải tổ lực lượng an ninh Nga, Tổng thống Putin đã tuyên bố thành lập Lực lượng Vệ binh quốc gia, đơn vị bán quân sự quyền lực mới chịu trách nhiệm chiến đấu chống khủng bố, các nhóm tội phạm có tổ chức và duy trì trật tự xã hội.

Vậy điều gì ẩn sau quyết định thành lập một đơn vị mới của Tổng thống Putin? Sputnik đã có bài viết phân tích về vấn đề này.

Hôm 5/4, trong cuộc họp với các quan chức đứng đầu Bộ Công an, Bộ Nội vụ và các cơ quan lập pháp Nga, ông Putin đã thông báo thành lập một cơ quan hành pháp liên bang mới, đó là lực lượng Vệ binh quốc gia. Lực lượng này sẽ phụ trách việc chiến đấu chống khủng bố và các tổ chức tội phạm có tổ chức, cũng như giúp duy trì hòa bình và trật tự trong nước.

Được hình thành dựa trên nền tảng các binh sĩ thuộc Bộ Nội vụ Nga, theo ông Putin, Vệ binh quốc gia vẫn tiếp tục “hợp tác chặt chẽ” với lực lượng cảnh sát, cảnh sát giao thông, cảnh sát đặc nhiệm… Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh, lực lượng mới sẽ thực hiện cả nhiệm vụ như của các đơn vị phản ứng nhanh chiến lược gồm duy trì trật tự xã hội, hỗ trợ cảnh sát, đồng thời tham gia vào các sự kiện khẩn cấp của quốc gia.

Bên cạnh đó, theo sắc lệnh được công bố trên trang web của Tổng thống, lực lượng Vệ binh quốc gia sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quốc phòng nội địa, ngăn chặn và giải quyết các cuộc xung đột vũ trang trong nước, bảo vệ các cơ sở quan trọng như nhà máy điện hạt nhân và những kho hàng hóa tối mật. Cơ quan liên bang này cũng sẽ “bắt tay” với cơ quan tình báo chính của Nga FSS để bảo vệ biên giới quốc gia.

Tại sao Putin quyết định thành lập Vệ binh quốc gia Nga? - ảnh 1

Vệ binh quốc gia Nga là đơn vị tổng hợp của nhiều lực lượng.

Theo các chuyên gia Nga, việc tái cơ cấu này là một quyết định hoàn toàn chính xác và quan trọng do quy mô và sức mạnh của lực lượng mới. Hiện các lực lượng nội bộ Nga có khoảng 200.000 binh sĩ, bên cạnh các nhiệm vụ chính, họ còn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì luật pháp và trật tự ở khu vực Bắc Caucasus. Lực lượng này được trang bị cơ giới đầy đủ, có quyền sử dụng các xe bọc thép (mặc dù với số lượng ít hơn của quân đội), có không quân, đội kỹ thuật, hải quân riêng cùng nhiều bộ phận khác.

Cùng với các lực lượng nội bộ, Vệ binh quốc gia sẽ bao gồm đơn vị SWAT và cảnh sát chống bạo động cũng như các đơn vị bảo vệ an ninh liên bang, với tổng cộng khoảng 230.000 người. Như vậy, tổng cộng khoảng 430.000 binh sĩ phục vụ dưới quyền Bộ Nội vụ Nga.

Sắc lệnh thành lập Vệ binh quốc gia Nga là một phần trong việc tái tổ chức các lực lượng an ninh. Ngoài ra, ông Putin còn tuyên bố Cơ quan Nhập cư liên bang Nga và Cơ quan kiểm soát ma túy sẽ hợp nhất vào một nhánh của Bộ Nội vụ.

Lực lượng Vệ binh mới sẽ do Viktor Zolotov đứng đầu; ông là cựu lãnh đạo của các lực lượng nội bộ và từng quản lý lực lượng vệ sĩ bảo vệ tổng thống. Vị trí mới của ông Viktor Zolotov sẽ tương đương với một Bộ trưởng và ông sẽ báo cáo trực tiếp lên Tổng thống Putin.

Là cựu quan chức trong lực lượng an ninh Nga, ông Zolotov đã có thời gian làm vệ sĩ riêng cho ông Putin từ năm 1999. Trước đó, ông bảo vệ Tổng thống Boris Yeltsin và Thị trưởng thành phố . Petersburg Anatoli Sobchak và tại đây ông đã gặp Putin. Từ năm 2000 đến 2013, Zolotov là Phó giám đốc Cơ quan vệ sĩ liên bang, chịu trách nhiệm bảo vệ các quan chức cấp cao của nước Nga.

Theo cơ quan báo chí văn phòng Tổng thống, các hoạt động của lực lượng Vệ binh quốc gia Nga sẽ được liệt kê chi tiết trong bộ luật liên bang thời gian tới. Tiếp theo sắc lệnh thành lập công bố hôm 5/4, Tổng thống Putin sẽ trình bản dự thảo luật lên Hạ Viện, Duma quốc gia để xin ý kiến và thông qua.

Nhắc đến lý do tái cơ cấu lực lượng an ninh quốc gia Nga, các nhà phân tích đưa ra nhiều luồng nhận định khác nhau. Theo nhà phê bình của trang Gazeta.ru, cơ quan mới sẽ giúp Tổng thống có thêm đòn bẩy tăng cường hiệu quả của các lực lượng an ninh Nga. Cùng lúc đó, Gazeta.ru cho rằng, đây là cách để hòa giải giữa ông Zolotov và Bộ trưởng Bộ nội vụ Vladimir Kolokoltsev bởi hai người từng có những xung đột trong quá khứ.

Báo điện tử Lenta.ru có trụ sở ở Moscow lại đưa ra một nhận định khác khi cho rằng việc thành lập lực lượng an ninh mới có thể liên quan đến học thuyết quân sự Nga được đưa ra năm 2014, theo đó, đã xuất hiện nhiều mối đe dọa mới tới an ninh quốc gia Nga, liên quan đến các nhân tố trong và ngoài nước với mục đích gây bất ổn cho Moscow.

“Một điều hiển nhiên rằng với một loạt mối đe dọa mới thì việc tạo ra một hệ thống mới có khả năng đối phó với các nguy cơ đó là hoàn toàn hợp lý”, tờ báo này khẳng định. Lenta.ru cũng cho biết thêm rằng, ngoại trừ các công cụ chống khủng bố khá hiệu quả thì nước Nga hiện chưa có một lực lượng hay công cụ hữu hiệu nào để chống lại các mối nguy hiểm mới.

Việc Tổng thống Putin tuyên bố thành lập một đơn vị “bán quân sự nội địa” độc lập cho thấy sự nghiêm túc của Kremlin trong vấn đề này. “Mối đe dọa khủng bố đã được thảo luận một cách thẳng thắn cùng với khái niệm về một “cuộc chiến lai” trong thời đại ngày nay thì đơn vị đứng ra giải quyết phải là một lực lượng bán quân sự di động, tinh nhuệ và đa năng”, Lenta khẳng định.

Cuối cùng, Lenta nhận định: “Các câu hỏi về chức năng của lực lượng an ninh mới vẫn được đưa ra, cụ thể như quyền được tiếp cận điều tra bên cạnh nhiệm vụ chống khủng bố và cực đoan. Nếu điều này được xác nhận thì lực lượng Vệ binh quốc gia Nga sẽ không chỉ là một cơ quan an ninh mà còn là một cơ quan tình báo với đầy đủ chức năng”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !